VĂN HÓA NHẬT BẢN
Lễ cưới của người Nhật
Ở bất cứ quốc gia nào, lễ cưới cũng là một trong những nghi lễ đặc sắc mang nhiều màu sắc văn hóa nhất! Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Với bề dày ngàn năm lịch sử, văn hóa cưới hỏi của người Nhật vẫn còn được lưu giữ nhiều nét truyền thống cho đến ngày nay.
Lễ cưới là một trong những nghi lễ đặc sắc của Nhật Bản
Theo bản chất, có thể chia lễ cưới của người Nhật thành 2 loại, giống như tại Việt Nam, đó là hôn nhân tự do và hôn nhân sắp đặt.
Hôn nhân tự do là việc hai bên nam nữ có quen biết trước, họ tự tìm hiểu nhau, yêu thương nhau và ra mắt gia đình, xin làm lễ cưới.
Hôn nhân sắp đặt giống như hôn nhân có mai mối ở Việt Nam ta. Khi con gái/ con trai đến tuổi lập gia đình, cha mẹ sẽ nhờ người mai mốt một đối tượng phù hợp, bằng cách gửi hình con mình cho người mai mối đó. Hình ảnh đó sẽ được ông mai, bà mối gửi đến đối tượng mà họ thấy phù hợp. Sau đó, hai bên gia đình sẽ có buổi gặp gỡ tại nhà trai, tại đây, lứa đôi trò chuyện với nhau về sở thích, quan điểm sống, mong ước, mẫu gia đình lý tưởng, … Như một hình thức tìm hiểu đối phương. Nếu họ cảm thấy hợp nhau, hôn nhân sẽ được lập định.
Dù cặp đôi tự đến với nhau hay do mai mối, thì nghi thức lễ cưới vẫn sẽ diễn ra với nhiều điểm thể hiện nét văn hóa rất Nhật!
Về ngày tổ chức lễ cưới
Cũng giống như các quan niệm dân gian và tín ngưỡng ở nước ta, người Nhật tin rằng không chỉ riêng lễ cưới, mà các hoạt động như xây nhà, mua nhà, khai trương, … Đều phụ thuộc rất nhiều vào ngày giờ làm lễ. Chính vì thế, ngày tổ chức lễ cưới được đôi bên gia đình chọn lựa cẩn thận, với mong muốn hạnh phúc, vui vẻ, tránh điềm xấu đến với đôi tân lang tân nương.
Trước lễ
Trước khi tổ chức lễ cưới, phía nhà cô dâu sẽ viếng thăm chùa chiềng, hoặc tổ chức một bữa tiệc chia tay con gái, cũng là lúc để cô dâu chào tạm biệt hàng xóm, láng giềng. Lễ cưới chính thức được tổ chức tại nhà chú rể.
Trang phục cưới
Một lễ cưới Nhật trong trang phục truyền thống
Nếu như tại nước ta, cô dâu sang nhà chú rể trong chiếc áo dài truyền thống với màu sắc sặc sỡ, thì tại Nhật, cô dâu sẽ mặc một bộ kimono trắng khi sang nhà chồng. Trang phục truyền thống này có một chiếc mũ trắng trùm đầu, được gọi là tsuno-kakushi. Chiếc mũ được trùm kín đầu được coi là biểu tượng cho sự gạt bỏ tính ghen tuông của phụ nữ, để đời sống vợ chồng được hòa thuận hơn.
Chú rể sẽ mặc bộ hakama, tức kimono có đính gia huy mặc với quần chùng.
Nghi thức lễ
Nghi thức lễ cưới tại Nhật có 4 kiểu: kiểu lễ thần đạo, lễ theo Thiên Chúa giáo, theo Phật giáo, và kiểu bình thường.
Thông thường nhất, lễ cưới được tổ chức tại nhà trai với nhiều nghi lễ. Đầu tiên, người của thần đạo sẽ tiến hành nghi lễ làm sạch, sau đó cô dâu và chú rể cùng thề nguyền yêu thương chung sống và cùng trao nhau chén rượu sake.
Có 3 chén rượu với kích thước dần lớn lên, cô dâu và chú rể sẽ phải nhấp rượu trong 3 chén đó. Sau đó là nghi thức giới thiệu hai họ và cử hành lễ đón dâu.
Kế đến, trước sự chúng kiến của các vị thần, cả hai sẽ cùng giương cao cây sakaki, và rồi, họ hàng 2 bên sẽ cùng mời nhau những chén rượu kỷ niệm.
Sau lễ cưới từ 3 – 5 ngày, cô dâu hoặc cả hai vợ chồng sẽ trở về nhà vợ, mang theo quà cho người thân, bạn bè đến gặp. Điều này khá giống với lễ phản bái tại một số địa phương của Việt Nam ta, tuy nhiên cô dâu chú rẻ không bắt buộc phải mang quà khi quay trở về, có lẽ một phần là do văn hóa tặng quà đã thấm sâu vào nếp sống của người dân Nhật Bản.
Nhiều hôn lễ đã đi theo xu hướng hiện đại
Lễ cưới truyền thống của người Nhật được tổ chức với quy mô khá nhỏ, chỉ bao gồm người thân trong gia đình hai bên.
Trước đây, lễ cưới được tổ chức tại các đền chùa, nhưng hiện nay hình thức tổ chức tại nhà hàng, khách sạn cũng rất phổ biến.
Ngày nay, Nhật Bản được nhắc đến như một quốc gia phát triển và hiện đại hàng đầu, theo nhịp phát triển đó, lễ cưới ngày nay cũng có nhiều cách tân đáng kể. Hình thức tổ chức lễ cưới với nghi lễ đơn giản, chiêu đãi nhiều bạn bè, và nghỉ tuần trăng mật cũng dần trở nên phổ biến.
Step-up Tổng hợp
View more random threads:
Là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, Bình Ðịnh có tổng diện tích tự nhiên 6.025 km2; dân số trên 1,5 triệu người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 53%. Phía Bắc Bình Ðịnh...
Cho Thuê Xe Nâng Người Tại Bình...