Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Lễ hội Gion

  1. #1
    kenloong Guest
    Lễ hội Gion



    "Yoi, yoi, yoi to sei!" Lễ hộI Gion vớI những âm thanh đầy ấn tượng ấy là 1 trong 3 lễ hộI lớn nhất của NB. Lễ diễu hành của lễ hộI này thực sự đẹp và trang nhă nhất trong tất cả những lễ hộI của NB. Đó là 1 sự kiện ngoạn mục được tổ chức ở điện thờ Yasaka, Kyoto. Rất nhiều ngườI đến Kyoto mỗI năm chỉ để tham gia lễ hộI nổI tiếng này. Thậm chí nếu bạn chưa bao giờ thực sự nh́n thất nó bạn vẫn có thể h́nh dung nhất định về lế hộI này thông qua những b́nh phong lớn miêu tả lễ hộI có tên là " Gion matsuri" tạI bảo tàng quốc tế Kyoto.

    Lễ hộI Gion ra đờI từ năm 869 sau công nguyên (thờI đạI Heian). Một trăm năm trước đó, thủ đô của NB đă được chuyển từ Nara tớI Kyoto. Cũng trong năm 869, 1 căn bệnh dịch lớn đă kan tràn khắpp thủ đô này lấy đi mạng sống của 1/10 dân số Kyoto. Trong những ngày ấy con ngườI nghĩ rằng bệnh dịch là lỗI của những ai ko sống trong sạch khiến cho thần linh tức giận mà gây ra. Để chấm dứt bẹnh dịch, 1 thầy tu ở đền Yasaka dẫn đầu 1 đàon diễu hành qua khắp thành phố và cầu nguyện đấng linh thiêng. Và thế là lễ hộI gion ra đờI. Một tên gọI khác của lễ hộI này là" nghi lễ Gion v́ những tâm hồn trong sạch" cho thấy nguồn gốc tôn giáo của lễ hộI".

    Năm đầu tiền mà lễ hộI được tổ chức, những ngườI tham gia mang theo 66 cây giáo lớn trong đoàn diễu hành tượng trưng cho mỗI tỉnh của NB tŕnh diện thần linh. ThờI gian trôi qua ngườI ta thay đổI thành kiệu rước vớI nhưngx mũi giáo to ở trên mái. Những chiếc kiệu này được gọI là "yama" (núi) và "hoko"( cái giáo). Đó là những kiệu rước được dùng trong đoàn diễu hành của lễ hộI Gion ngày nay. Kiệu yama là những kiệu nhỉ hơn tượng trưng cho giai thoạI lịch sử hay 1 nhân vật huyền thoạI. Kiệu yama nặng khoảng 1,2 đến 1,6 tấn, cao khoảng 6 mét; được khiêng trên vai. Hoko là những kiệu đặt trên 2 bánh xe lớn, 1 vài kiệu có 2 tần vớI những ngọn giáo nhô ra, hướng về phía bầu trờI. Kiệu hoko dài đến 25 mét và nặng khoảng 12 tấn. Một vài kiệu hoko có 2 tầng mà ngườI ta đứng trên mỗI tầng thậm chí cả ở trên mái. Mặc dù kiệu hoko to lớn như vậy nhưng chúng hoàn toàn ko có động cơ. Thay vào đó, những kiệu này được đẩy bởI sức ngườI. Trong đoàn diễu hành có tất cả 32 kiệu rước: 25 kiệu yama và 7 kiệu hoko.

    Lễ hộI Gion kéo dài 1 tháng bắt đầu vào ngày mồng 1vaf 2 tháng 7 khi ngườI ta tiến hành việc bốc thăm vị trí của các kiệu trong đoán rước. Tuy nhiên đặc biệt có 8 kiệu rước ko tham gia vào cuộc rút thăm. Lí do là v́ 8 chiếc kiệu ấy vẫn luôn đi theo 1 trật tự nhất định hàng năm. Một trong những chiếc kiệu đó là kiệu hoko có vai tṛ dẫn đầu. Chiếc kiệu dẫn đầu có vai tṛ đặc biệt v́ đó là chiếc kiệu duy nhất được điều khiển bởI 1 đứa trẻ. Đứa trẻ duy nhất này là ngườI được lựa chọn để đạI diện cho thần linh.

    Vào ngày 10-7 ngôi đền nhỏ có thể di chuyển được gọI là Mikoshi được đặt lên bè gỗ mang tớI sông Kamogawa. TạI đây, ngôi đền Mikoshi quan trọng nhất này được các thầy tu thanh tẩy. Sau đó, lạI được đưa trở về đền Yasaki trên vai những chàng trai khỏe mạnh (cũng là những ngườI đă khiêng tớI sông). Cũng vào ngày này 3 Mikoshi được dưa từ đền tớI ṭa nhà trung tâm thành phố và lễ hộI bắt đầu. Những ngườI hộ tống Mikoshi trong đoàn diễu hành mang đèn lồng trên những chiếc sao dài và mặc trang phục truyền thống cũng những nhóm này đă biểu diễn trước ṭa nhà trung tâm. Phần chính của lễ hộI này kéo dài từ ngày 15 đến 17 tháng 7.

    Ngày đầu tiên của chính hộI, các kiệu rước xếp hàng ở phía tây sông Shijo. Có 32 kiệu rước trong đoàn diễu hành được trang hoàng rực rỡ bằng thảm và vàng. Những tấm thảm đó có từ hàng trăm năm và rất nhiều trong số đó đă được nhạp khẩu qua "con đường tơ lụa" trước thờI đạI Edo, từ những nơi rất xa như Ấn Độ hay Thổ nhĩ ḱ.

    Âm nhạc vang lên trong suốt đêm hộI. Nhiều ngườI tham gia lễ hộI mặc yukatavaf đi guốc geta- trang phục mùa hè truyền thống của Nhật. Các cô gái trở lên xinh đẹp hơn trong những bộ yukata nhiều màu sắc. Ngắm nh́n geiko và maiko nhảy điệu múa truyền thống thực sự là 1 cảm giác tuyệt vờI. BuổI sáng ngày 17 tháng 7 cuộc diễu hành bắt đầu.

    Trước khi bắt đầu diễu hành, cao trào của lễ hộI Gion, "yama" và "hoko" được đặt cạnh nhau và trang trí bằng những tấm thảm và lụa rất đẹp. Về đêm, tạI 1 nơi cất giấu kiệu được gọI là "phố Yamahoko" đèn lồng thắp sáng những kiêuk rước cho khách qua đường được thưởng thức. Không khí lễ hộI c̣n được hâm nóng hơn bởI những quầy hàng trên các con phố. Nói chung, những con phố nơi hoko được trưng bày là điểm tham quan vô giá mà các gia đ́nh rất quư trọng vớI những b́nh phong và tác phẩm thư pháp được đưa ra khỏI kho lưu giữ và đặt ở đây.Đó là 1 phần của lễ hộI Gion khiến cho nó có cái tên khác như" Lễ hộI Byobu" hay " Sceens" (b́nh phong).

    Vào ngày 17, đoàn rước khởI hành vớI kiệu Naginata dẫn đầu. Đoàn rước tiến về phía Tây dọc theo phố Shijo thì dừng lại tại Shijo-sakai-mach nơi người ta kiểm tra vị trí các kiệu trong đoàn theo đúng trình tự bốc thăm ngày mồng 2. Chỉ đến khi Shijo- Fuya-cho, “Chigo”, hay cậu bé đại diện cho thần Shinto, cắt shimenawa” (sợi dây của thần linh) thì cuộc diễu hành mới chính thức bắt đầu. Lộ trình của đoàn rước : dọc theo các con phố Shijo, Kawaramachi, Oike, Shinmachi. Tại mỗi góc phố, kiệu “hoko” khổng lồ nặng 12 tấn được kéo và đẩy trên những cây tre đã được chẻ và làm ướt để có thể giúp kiệu “hoko” đi qua những góc phố. Khi những kiêuh lớn được đẩy tới giao lộ, những người đẩy kiệu cũng đã sẵn sàng cho 1 sự đổi hướng di chuyển trong nhịp hô vang dội : “Yoi, yoi, yoi-toh- say” . Tiếng hô mạnh mẽ tràn đầy sinh lực của họ được hộ tống bởi âm nhạc truyền thống của Nhật Bản. (Những người chơi nhạc truyền thống đứng trên tầng 2 của những chiếc kiệu 2 tầng). Tiếng hô và âm nhạc đã khiến cuộc diễu hành sinh động hơn và trở thành phần hay nhất của toàn cuộc diễu hành.

  2. #2
    linhvnt Guest
    Cám ơn bạn về thông tin lễ hội này nhé. Nó thực sự bổ ích và giúp mọi người hiểu rõ hơn về văn hoá Nhật Bản.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •