Chủ đề: KYUDO - Cung Thuật
-
10-07-2005, 05:38 PM #1thuyhuong33 Guest
“Dù một ngàn hay một vạn mũi tên cũng vậy, mỗi cái đều phải mới nguyên.”
Đến với Cung đạo, người tập rèn luyện phẩm chất, nhân tính, sức mạnh tinh thần, sự am hiểu, và lòng kính trọng giữa người với người. Thái độ và điệu bộ (động tác, cử chỉ) cũng là một phần rất quan trọng trong Cung đạo. Một lần bắn hoàn hảo không chỉ bao gồm độ chính xác mà còn phải thể hiện hết nét nhân phẩm và tư chất nghệ thuật trong đó, những yếu tố cơ bản trong việc luyện tập Cung đạo . Từng động tác hài hòa với nhịp thở tạo nên một nghệ thuật cân đối hỗ trợ bởi vẻ đẹp của hình dáng cung tên . Tất cả nhờ vào sự tập trung cao độ và cường độ nghị lực của người tập.
Cung đạo, một cách rèn luyện kỷ luật nghiêm ngặt
Để tinh thông Cung Đạo, cung thủ cần có sự kiên nhẫn và một bản tính rất chân thật để tìm kiếm sự thật bên trong nó. Cung thủ phải có sự luyện tập về “thả-bắt”. Khi chúng ta từ bỏ bản ngã tự thân, cái có xu hướng chế ngự cả cuộc đời ta, sâu trong bản ngã đó sẽ phát sinh những lực mạnh mẽ để chúng ta thực thi hành động. Cuộc phiêu lưu đầy mê hoặc này nằm giữa cung thủ và chính bản thân họ. Mục tiêu mà họ phải đạt được chính là mục tiêu nội tại nằm trong trái tim của ý chí (hara) hơn là cái mục tiêu cách đó 28 mét. Cung Thuật được rộng mở với tất cả, và có thể được tiếp cận khi chúng ta mới ở tuổi thiếu niên, và rồi không có một sự giới hạn nào về tuổi tác. Nam và nữ có thể rèn luyện cùng nhau trong các nghi lễ bắn cung (sharei).
Kyudo = do + kyu
Kyudo còn là phương pháp luyện tập thể lực, phẩm cách, và tinh thần của sự giác ngộ bản thân . Hoài bão của môn võ thuật này được chính thống hóa bởi hàng ngàn người sáng lập và phát triển nó hơn vài thế kỷ nay cùng với sự nghiên cứu Cung đạo hiện đại được tiến hóa từ thời xa xưa.
Lịch sử
Lịch sử bắn cung cũng gắn liền với lịch sử nhân loại . Khởi nguyên, cung tên là vũ khí để săn bắn và dùng trong chiến tranh, chức năng chủ yếu là dùng để giết . Vì vậy, khi cung thủ giương cung với ý định giết, kịch tính giữa sự sống và cái chết đang tái diễn. Một bậc thầy Cung đạo nói: “Mũi tên đầu tiên phải nhắm trúng mục tiêu để hạ gục đối thủ, nếu không, đối thủ sẽ hạ lại ta.” Quan niệm này nhắc nhở cung thủ phải luôn để hết tâm trí vào mỗi lần bắn như thể đó là lần bắn cuối cùng của anh ta vậy . “Một mũi tên, một sinh mạng.” Vì bị ảnh hưởng mạnh bởi quan niệm này, nghệ thuật bắn cung ở Nhật không bao giờ bị giới hạn ở mức thực tiễn chỉ để bắn mà còn là biểu tượng tinh thần; “cung tên là chỗ dựa vững chắc cho những chiến binh; đặc tính tiêu biểu của cung tên có ý nghĩa gần như là thần bí vậy.”
Cây cung lớn và đẹp
Vào thời xa xưa, cây cung kiểu Nhật đơn giản là một cây cung thẳng được cắt thẳng ra từ phần cứng nhất của thân cây nhiệt đới zelkova (Tsuki hoặc Keyaki) hoặc của cây catalpa (Azusa). Bắt đầu từ thời Trung cổ, cây cung được làm theo phương pháp bọc-dính với thân tre ở dạng đường cong hình chữ S uốn ngược. Cây cung khiến chúng tôi chú ý trong Cung Thuật là cây cung dài khoảng 2 mét 2. Tay cầm được đặt theo hướng bất đối xứng đến một phần ba phía dưới của cây cung để cung thủ có thể bắn với tư thế quỳ hoặc khi trên lưng ngựa. Tuy vậy, loại cung này, dù ít chức năng hơn các loại cung khác, vẫn được bảo quản kỹ lưỡng bởi cung thủ vì những khiếm khuyết của nó thường được bù lại bởi những chất liệu tự nhiên, sự giản dị hầu như là nguyên thủy, sự tinh tế và vẻ đẹp nơi nó. Với những ai theo đuổi Cung Thuật, cây cung và mũi tên là những vật thể được tôn kính (Tempyo), được gửi gắm cả tinh thần và được sử dụng một cách đầy ngưỡng vọng.
Kỹ thuật bắn tiêu biểu
Khi bắn một cây cung như vậy cần phải có kỹ thuật đặc biệt để thể hiện sự kính trọng đối với phẩm chất ưu việt của cây cung ấy. Cung thủ dù thuận tay phải hay thuận tay trái, sẽ luôn giữ cây cung bằng tay trái. Cung thủ sẽ mở cung phía trên đầu và đưa tay phải (dùng để kéo dây) phía trên vai trái của họ. Vào lúc này, vai đã ở trong cung. Đường cong của cung phía dưới cán cung được xem là Dương, sôi nổi và đầy uy lực, và cán cung phía trên được xem là Âm, thanh nhã và sẵn sàng lĩnh hội. Cung thủ thể hiện sự cân bằng toàn thể này để mở cây cung một cách tao nhã, nghiêm trang và thanh thản. “Khi sự cân bằng lực của cây cung hợp nhất với thân thể của cung thủ, vào khoảnh khắc cung và tên được giương lên, sẽ tạo nên một dáng vẻ đường cong tuyệt đẹp.” Sự nhận thức và không ngừng kiếm tìm dáng hình hài hòa cân đối ấy đã nuôi dưỡng một số dòng suy nghĩ.
Lễ nghi và Thánh Đạo
Thánh Đạo (Shinto) là những niềm tin và thực tiễn có liên quan tới thần thánh (Kami), những lực lượng tự nhiên được xác định ở một số nơi nhất định, những vật thể và đôi lúc những loài vật và con người còn sống hay đã chết (ancestors - tổ tiên). Cây cung là một trong ba biểu tượng tinh túy của tôn giáo này. Trong Cung Thuật, sự tôn kính đối với nơi chốn - “the Place of the Way” (Dojo) với một vị trí nhất định cho kami (Kamiza), với những vật thể dành cho sự rèn luyện và sự trình diễn của chúng (cung, tên, bao tay, mục tiêu,...), những lễ nghi cụ thể là những gì còn lại của phong tục gần với tự nhiên này. Do đó, việc bắn một cây cung có thể được xem là hành động rửa tội/tẩy uế cho cung thủ; tiếng giương cung (Tsurune) cũng cho thấy những đặc tính riêng biệt. Để được trong sạch, cần phải có sự hợp nhất trong lòng cung thủ hoặc nơi chốn, loại bỏ cái ác và khám phá ra cái thiện.
-
10-07-2005, 05:42 PM #2thivantjt Guest
Tên gọi và Khổng Tử đạo
Nền văn hóa Trung Hoa qua sự giáo huấn của Khổng Tử (551-479 trước J.C.) đã ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản trong những thời kỳ đầu tiên, đặc biệt đối với chính phủ nội các. Khổng Tử đã đề cập đến ba nguyên lý của Trí Khôn (Chi), Từ Tâm (Jin) và Can Đảm (Yû). Trong Từ Tâm (Benevolence), Trung Hoa đã biểu hiện chiêu bài đạo đức và giá trị của nó (Rei) để chỉ ra làm thế nào cư xử ngược với những kẻ khác (Girei) , cha-con, vợ-chồng, thầy-trò, anh-em. “Cùng lúc với việc tiếp nhận chiêu bài và nghi thức ngoại giao của triều đình Trung Hoa, người Nhật đã dùng những nghi lễ được áp dụng với việc bắn cung trong tầng lớp quý tộc Trung Hoa. Điều này cho thấy sự điều khiển việc bắn cung là biểu hiện của cả sự tinh xảo lẫn giáo dục tốt”. The Master được biết đến như là: “Khi một người kéo cung, sự xuất sắc không nằm trong phải chỉ là xuyên qua mà còn là đập vào trọng tâm của mục tiêu”, ví dụ như có những cử chỉ đúng đắn cũng là nhờ vào tâm tính.
Cung Thuật trong chiến trận và Kyuba-no-Michi
Chiến tranh liên tục xảy ra xuyên suốt các thế kỷ đầu trong lịch sử Nhật Bản . Samurai qua các trường phái (Ryu) đã phát triển thêm kỹ thuật cho môn bắn cung (gọi là Kyujutsu) bằng cách dùng cung lớn, các mũi tên nhỏ, đầu mũi tên có nhiều dạng khác nhau, v.v. Chiến tranh Gempei (1180 – 1185) đánh dấu sự tuyệt đỉnh của việc sử dụng cung tên trên chiến trận . Phương thức bắn cung và cưỡi ngựa (Kyuba no Michi) tiếp tục phát triển thêm nhiều kỹ thuật chiến đấu mới; về mặt tinh thần, thái độ, quan điểm, và các chuẩn mực đạo đức được rèn luyện rất khắt khe, dù chết cũng phải tôn trọng lời hứa với vua chúa (lord) và trường phái, phải giữ được phẩm cách và lòng tự trọng trên chiến trận.
Cung Thuật chiến trận và Zen - Phật Giáo
Nếu Shinto là tôn giáo của những người còn sống thì Phật Giáo, kiến lập từ năm 552 ở Nhật, mang đến những câu trả lời về sự chết . Năm 1191, nhà sư Eisai giới thiệu Zen (Thiền) và đưa ra những giải pháp cho những nghịch lý của samurai: “Khi sống, thì nhất thiết phải chết.” Nếu người chiến sĩ quý mạng sống của anh ta trong mỗi trận đánh, vào khoảnh khắc chiến đấu sinh tử có thể nảy sinh sự sợ hãi cái chết; nếu như sợ hãi cái chết thì cả thân thể sẽ có một khoảnh khắc dừng lại, ngăn chặn khoảnh khắc quyết định mà nhiều khi cực kỳ tai hại . Ngược lại, nếu người chiến binh xem thường mạng sống của mình, vào khoảnh khắc quyết định, anh ta sẽ không sợ hãi; cả thân thể sẽ hoạt động một cách tự do trọn vẹn không có sự ngập ngừng, trong trạng thái sung sức (state of grace) anh ta sẽ tấn công ngay khi đối thủ có sơ hở . Zen góp phần quyết định trong sự rèn luyện tinh thần của người võ sĩ .
Vũ khí sử dụng Lửa
Vào thế kỷ thứ XIII đến giữa thế kỷ XVI, cung thủ tượng trưng cho tầng lớp binh sĩ nơi chiến trận . Vào ngày 25 tháng 8 năm 1543, ba người Bồ Đào Nha trang bị súng hỏa mai đặt chân lên đảo Kyushu . Thứ vũ khí lợi hại này đã sớm thay thế cung tên trên chiến trận, và đặc biệt nhờ nó mà trận chiến ở Nagashino thắng lợi năm 1575 . Môn bắn cung được duy trì bằng đồng thiếc và bởi những người theo đuổi nó như những truyền môn trong nước, tạo nên một cột chống linh lợi của mặc tưởng (mediation), một thực thành liêm khiết của Zen (Thiền).
Hòa Bình Lâu Dài (Long Peace) và Kyudo
Từ 1603 đến 1868, thời Tokugawa hưởng một thời kỳ dài của hòa bình . “Bushido” (tinh thần võ sĩ đạo) vì vậy mà cũng không ngừng khuếch trương và tiềm năng của môn bắn cung cũng được đánh thức (“Way of the Awakening”). Năm 1660, bậc thầy Cung đạo Morikawa Kozan nghĩ ra một cách thức mới – Yamato Ryu - kết hợp nghi thức bắn cung của trường phái Ogasawara và các kỹ thuật của trường Heki . Tên gọi “Kyudo” được ra đời nhờ vào trường phái này, dựa trên cách kết hợp những chữ ghi ý mà tạo thành : Kyu = Yumi = cung; Do = Michi = đạo . Lần đầu tiên khái niệm “đạo” được đưa vào trong phạm vi võ thuật .
Harunobu: Phòng tập bắn (yaba)
Thời hiện đại
Suốt thời Minh Trị (Meiji –- 1868 - 1912), Nhật Bản, sau hàng thế kỷ khép kín quan hệ ngoại giao với phương Tây, bất ngờ Âu tây hóa và Cung đạo vì vậy có nguy cơ bị tiêu diệt . Sự tồn tại của Cung đạo tùy thuộc vào Master Honda Toshizane (1829 – 1911), nguyên là giáo sư Cung đạo ở đại học Tokyo, nơi phối hợp cách thức bắn cung trong chiến trận với cách thức trong nghi lễ và cho ra đời một phương pháp mới để truyền dạy cho học sinh . Người nổi bật nhất của phương pháp Honda này là thầy Awa Kenzo (1888 – 1939). Ông đã có những đệ tử giỏi như Master Anzawa Heijiro (1887 – 1970) và Eugen Herrigel (1884 – 1955); họ đều là những người đầu tiên đạt đến hàng Ngũ đẳng vào thế kỷ thứ 20 ở Nhật.
Vào đầu năm 1930, Hội Liên Hiệp Võ Thuật Nhật Bản - Dai Butokai - đã mời một số trường bắn cung cùng nhau góp phần trong việc phát triển và chỉnh đốn điều lệ của hội . Việc này đã gây ra cuộc luận chiến dữ dội, và sự thật là họ cần thảo luận nhiều hơn nữa trước khi có sự đồng tình cuối cùng vào năm 1934 .
Vào năm 1949, nhà chức trách Nhật đồng ý sự thiết lập của “Zen Nihon Kyudo Renmei” (ZNKR - Liên Hiệp Thiền–Cung đạo Nhật Bản), theo tên gọi quốc tế là “Japanese All Kyudo Federation” (ANKF – Liên Hiệp Cung Đạo Nhật Bản). Năm 1953, liên hiệp xuất bản cuốn “Sổ tay Cung Đạo” (“Kyudo Kyohon”) ký thác những tiêu chuẩn hiện thời về mặt hình thức và tập tính của môn nghệ thuật bắn cung. Cuốn sách được dịch ra tiếng Anh vào năm 1992 bởi dịch giả phương Tây Liam O' Brien – Master Kyôshi đệ Thất đẳng, và sau đó được dịch ra tiếng Pháp vào năm 2004 bởi 3 nước liên hiệp: Bỉ, Thụy Sĩ, và Pháp .
Trích đăng từ datviet.com
Các Chủ đề tương tự
-
5 mẹo chống xuất tinh sớm cho nam giới
Bởi phuongthanh trong diễn đàn KHO LƯU TRỮ TIẾNG NHẬTTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-12-2017, 02:32 PM -
Cao Huy Hoàng là dịch vụ in catalo uy tín số 1 tại thị trường ngày nay
Bởi qwerty trong diễn đàn ĐIỂM TINTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-12-2017, 03:03 PM -
Xưởng in offset giá rẻ chuyên in bao thư chất lượng tại tphcm
Bởi incaohoanggia trong diễn đàn KHO LƯU TRỮ TIẾNG NHẬTTrả lời: 0Bài viết cuối: 28-11-2017, 09:04 AM -
Ai cung cấp thông tin súng sử dụng trái phép
Bởi raovattonghop trong diễn đàn ĐỌC TRƯỚC KHI ĐẾN NHẬTTrả lời: 0Bài viết cuối: 30-08-2007, 09:50 AM -
Hoàng Cung của đất nước mặt trời mọc
Bởi thoa.etv trong diễn đàn LỊCH SỬ NHẬT BẢNTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-12-2004, 11:28 AM
"Đồ chơi tình dục phích cắm hậu môn" (tiếng Anh: **anal plug** hay **butt plug**) là một loại đồ chơi dục tình được thiết kế đặc biệt để đưa vào hậu môn. Chúng thường được sử dụng cho mục đích kích...
Giải thích về phích cắm hậu môn...