Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 13 của 13
  1. #11
    vietnams Guest
    Ðề: Trà đạo Nhật Bản

    Trà đạo

    Trong bữa tiệc trà, nước biểu tượng cho âm, Yin, lửa biểu tượng cho dương, Yang. Nước đựng trong một cái bình có tên gọi là mizushashi. Bình này chứa nước suối là biểu tượng của sự trong sạch chỉ có chủ nhà mới được đụng đến. Trà đựng trong một cái bình bằng gốm có tên là chaire sẽ được bọc trong một cái túi lụa tơ mỏng rất đẹp đặt cạnh bình mizushashi.

    Khi trà đã sẵn sàng thì người ta sẽ đánh chuông đĩa thông báo nếu tiệc trà diễn ra ban ngày và dùng chuông quả thông báo nếu tiệc diễn ra ban đêm. Thường thì có 5 tới 7 tiếng chuông để mời các vị khách trở lại tiệc trà. Một lần nữa các vị khách lại rửa tay, rửa miệng và bước vào phòng trà y theo nghi lễ trước đó. Họ lại thưởng thức hoa, ngắm ấm, bếp và ngồi đợi.

    Chủ nhà bước vào trên tay cầm bình trà, chawan, kèm theo que đánh trà, chaser, và một mảnh vải trắng nhỏ, chakin, dùng để lau khô chén trà và muôi múc trà, chaskaku, đây là muôi làm bằng tre dùng để chia trà. Những đồ này được sắp cạnh bình trà tượng trưng cho mặt trời, dương-yang, và chén trà biểu tượng cho mặt trǎng, âm-yin. Sau đó, chủ nhà quay ra phòng ngoài và mang vào kensui, bát dùng để đựng nước trà bỏ đi, hishaku, muôi múc nước làm bằng tre và futaoki, một đoạn tre để nhóm bếp. Chuẩn bị xong mọi vật dụng cần thiết, ông nhẹ nhàng đóng cửa phòng trà lại.

    Tiếp theo, chủ nhà dùng tấm vải, fukusa, lau bình trà, điều này tượng trưng cho tinh thần của chủ nhà. Một cách chậm rãi ông gấp gọn và đặt tấm vải fukusa xuống. Việc gấp tấm vải thể hiện sự chu đáo của chủ nhà nên cần được làm với một sự tập trung cao độ.

    Ông dùng muôi múc nước nóng tráng các chén trà rồi lau khô bằng vải, chakin. Sau đó ông nâng ấm trà lên, múc ba muôi nhỏ trà vào chén, và rót nước nóng từ bình vào chén trà cho xâm xấp tạo ra một hương vị nhẹ. Bằng động tác rất nhanh chủ nhà sẽ thêm nước vào chén. Nước chưa dùng đến sẽ được đổ lại vào ấm.

    Ông chủ nâng chén trà mời vị khách chính và vị khách này cúi người nhận chén trà. Chén trà được nâng lên và xoay trên tay biểu thị sự ngưỡng mộ. Sau đó vị khách này sẽ nhấp một ngụm rồi lau sạch mép cốc trà và truyền sang các vị khách còn lại. Sau khi các vị khách đều đã được thưởng thức hương vị trà, chén trà quay lại với người chủ nhà. Chủ nhà rửa sạch chén. Que thăm trà, muôi múc trà và ấm trà cũng được làm sạch. Và các vị khách sôi nổi nói chuyện về hương vị trà đem lại.

  2. #12
    Guest
    Ðề: Trà đạo Nhật Bản

    Rời tiệc trà

    Lửa bếp được khơi lại để đun usa cha, trà cánh mỏng. Người ta dùng trà này để tráng miệng. Đây là sự biểu thị của việc các vị khách rời khỏi không gian của trà đạo và quay trở lại thế giới trần tục.

    Sau khi uống usa cha khách sẽ được thưởng thức bánh ngọt, higashi. Cuối cùng các vị khách đưa ra các đánh giá về trà và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nghệ thuật pha trà cũng như cách bài trí của chủ nhà. Khi tiễn khách chủ không đưa ra tới cửa mà dõi theo các vị khách từ cửa phòng trà.

  3. #13
    dienhoathantoc Guest
    Ðề: Trà đạo Nhật Bản




    Trích dẫn Gửi bởi kamikaze
    .

    Theo mình biết thì việc ăn bánh ngọt không phải là trước khi uống mà thường là sau khi uống vì trà quá đắng chăng.

    Còn bình thường người Nhật không mang vũ khí nên tất nhiên khi vào phòng tra cũng chẳng ai mang vũ khí cả .
    Hình như kamikaze nhầm hay sao ấy chứ người ta hay ăn okashi trước khi uống trà cho đỡ đắng.
    Ngày xưa,các samurai trước khi vào trà thất phải bỏ vũ khí ở ngoài.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •