-
03-10-2006, 01:18 AM #1ThachHoan Guest
Nhật Bản có rất nhiều đồ chơi truyền thống cho trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại tất bật, trẻ em ngày nay không có nhiều thời gian để chơi như trước đây. Mặc dù vậy một số trò chơi truyền thống vẫn được phổ biến và chủ yếu xuất hiện vào những ngày Tết.
Đầu tiên là trò Menko xuất hịên vào những năm 1700, bọn trẻ thường quăng những tấm bìa cứng hình tròn hay hình tam giác xuống đất và cố gắng lật tấm bìa của đốI thủ bằng cách quăng tấm bìa của mình lên phía trên. Những tấm bìa này thường được trangtrí bằng những tấm hình của những người anh hùng trong truyện tranh, những cầu thủ bóng rổ nổi tiếng, diễn viên…Trò này thường được các cậu bé trai ưa thích.
Các cậu bé trai Nhật Bản cũng thích chơi trò con quay và thả diều. Koma – hay còn gọi là bông vụ, được đánh cho quay bằng tay hay bằng một sợi dây, du nhập từ Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm. Người chơi sử dụng một sợi dây để đánh bông vụ bằng gỗ hay bằng sắt (gọi là Bei – goma) trong một vòng tròn, làm mọi cách để đánh bông vụ của đối thủ ra khỏi vòng tròn. Qua nhiều năm, nhiều loại bông vụ khác nhau được làm tại Nhật như bông vụ tạo âm thanh hay bông vụ có thể xoay nhanh hơn.
Một trò chơi truyền thống nữa là thả diều (tako), trò chơi này được các cậu con trai khắp Nhật Bản yêu thích. Thả diều cũng du nhập từ Trung Quốc từ thời Heian (794 – 1185) và phổ biến rộng rãi suốt thờI kỳ Edo. Những con diều có nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông hay lục giác và được trang trí bằng những hình ảnh và hoa văn truyền thống. Một loại diều phổ biến trong các gia đình buôn bán ngày xưa là diều yakkodako. Những con diều này này được làm tương tự như hình người với đôi tay dang rộng và tư thế đứng ngộ nghĩnh. Thả diều là trò tiêu khiển chính thời đó. Mọi người thả những con diều khổng lồ, có con diều có kích cỡ hơn cả trăm mét vuông (khoảng 1090 feet). Đấu diều – trò mà người chơi có gắng làm đứt diều đối thủ- cũng rất phổ biến.
Các cô gái Nhật cũng có những trò chơi truyền thống của mình. Một trò chơi phổ biến từ rất lâu là hanetsuki (giống với trò cầu lông nhưng không có lưới ngăn), ra đời cách đây hơn 500 năm. Quả cầu lông được làm từ một loại hạt giống gắn lông vũ, chiếc vợt – hagotia- làm bằng gỗ hình chữa nhật vớI những hình ảnh trang trí hay chạm khắc các cô gái mặc áo kimono, những nghệ sỹ kabuki…., trong khi bọn trẻ con thích chơi hanetsuki, thì ngườI lớn lại thích sưu tập những chiếc vợt với mục đích trang trí.
Người Nhật cũng thích chơi bài karuta. Karuta cũng tương tự như bài Tây, nhưng thay vì ghi số và biểu tượng, chúng lại là những hình ảnh, từ ngữ và cả những bài thơ nhỏ. Có 12 lá bài trong mỗi bộ bài Karuta. Một kiều chơi phổ biến của trẻ em là iroha karuta, người đóng vai trò “người đọc” có một bộ bài viết những tục ngữ, trong khi những người chơi còn lại tụ tập xung quanh những quân bài được đặt với chữ cái đầu hay một vài từ trong câu tục ngữ và hình ảnh vế chúng. Khi người đọc đọc một câu tục ngữ, người chơi phải cố gắng tìm ra lá bài phù hợp với câu tục ngữ. Người nào tìm thấy lá bài trước sẽ thắng và giữ lấy lá bài. Cúôi cùng, người nào nhiều bài nhất sẽ thắng. Iroka Karuma đã có từ thời Edo và những lời ghi trên lá bài là những câu tục ngữ thường bắt nguồn từ cuộc sống hàng ngày.
Theo người Nhật, những ngày đầu năm mới sẽ không trọn vẹn nếu không có trò furu warai. Người chơi bị bịt mắt và trước mặt họ là tấm hình một gương mặt không có mắt, mũi, miệng dưới sàn. Mục đích của trò chơi này là đặy những miếng giấy cắt hình chữ nhật có hình đôi mắt, mũi, miệng vào vị trí trên khuôn mặt. Trò chơi này phổ biến vào cuối thời kỳ Edo (1603 – 1868) và được người Nhật xem như trò chơi vào đầu năm mới trong suốt thời đạI Taisho (1912 – 1926), nhưng mãi đến năm 1960, mọi người, nhất là trẻ em, mới chơi trò chơi này tại nhà. Ban đầu, chỉ có một khuôn mặt được sử dụng trong trò chơi này đó là khuôn mặt tròn, vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng trải qua nhiều năm và tương ứng với thời gian, họ đã tạo ra những khuôn mặr khác như: diễn viên nổi tiếng, những nhân vật trong truyện tranh, …
Cách chơi trò chơi fuku warai:
Đầu tiên, người chơi sẽ trải một tờ giấy lớn có hình khuôn mặt. Sau đó, một người bị bịt mắt bằng khăn tay sẽ cố gắng đặt những míêng giấy có hình đôi mắt, miệng và mũi vào đúng vị trí trong khi những người chơi khác nói những chỉ dẫn như: “Cao hơn một chút nữa”, “sang trái”, …
Sau khi người bị bịt mắt đã đặt xong những mẩu giấy và mở khăn bịt mắt để có thể nhìn thấy “công trình” của mình.
Lúc nào cũng vậy, khuôn mặt kỳ dị làm những người chơi không thể không phá lên cười.
Kết luận:
Nhìn chung, những trò chơi truyền thống của Nhật của giống những trò chơi của nước ta các bạn nhỉ? Mọi người có ý kiến gì hay hơn thì gửi lên nhé. File Attached là những tấm hình - mình không rành về việc đưa file ảnh vào nên mọi người coi tạm nhé.View more random threads:
- Trông Người Lại Ngẫm đến Ta
- Những cái "không" ở Nhật. Những chuyện lạ ở Nhật
- Rượu Sakê - Nét văn hoá Nhật
- Người kanto và người kansai
- Yasukuni và nước Nhật
- 47 Võ Sĩ
- Bảo tàng quảng cáo Tokyo _ cái nhìn mới mẻ về bảo tàng và quảng cáo
- Văn hóa Đũa của người dân Nhật Bản
- Văn hoá giày dép truyền thống Nhật Bản
- Con Quay Nhật Bản
-
03-10-2006, 01:46 AM #2lolotica Guest
NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI ĐÔI BÀN TAY
[WRAP]http://web-jpn.org/kidsweb/cool/03-10/teasobi.jpg[/WRAP]
Ngày nay, những trò chơi với đôi bàn tay là trò giải trí ưa thích của những đứa nhóc ở Nhật Bản. Những trò chơi này ở Nhật gọi là “te-asobi”, là trò chơi chỉ dùng tay trong khi mọi người vừa hát một bài hát đơn giản và lặp lại những cử động bàn tay một cách nhịp nhàng như vỗ tay vào tay người đối diện. Tất cả những thứ bạn cần để chơi là một người bạn. Và trò chơi có thể ngắn hay dài tùy thuộc vào bạn. Trong suốt mùa mưa trong năm (từ tháng 6 đến tháng 7), khi bọn trẻ ở trường tiểu học không thể chơi bên ngòai, chúng thường chơi trò chơi này trong thời gian giải lao.
Cậu bé 6 tuổi Tsuchiada Taisuke nói, “ em không chỉ chơi trò chơi này vào thời gian rảnh. Khi hai người chơi với nhau, những người đến trước sẽ chơi trước, những người đến sau sẽ đợi - bởi vì trò chơi này chỉ dành cho hai người.
Có rất nhiều kiểu chơi khác nhau. Đây là cách chơi phổ biến nhất, bạn có thể chơi với bất kỳ số lượng người nào. Đầu tiên mọi người sẽ janken (oẳn tù xì) để chọn ra người dẫn đầu, sau đó mọi người nắm chặt tay của họ và đặt hai cánh tay ra phía trước mặt sao cho tay trái và tay phải của họ đụng vào nhau. Người dẫn đầu sẽ kêu lên “Isse no se” (chuẩn bị, bắt đầu), nhưng thay vì nói bắt đầu, người đó sẽ đếm số. Cùng lúc đó, những người chơi sẽ áp từng ngón tay của mình với những ngón tay khác. Nếu tòan bộ ngón tay được áp hết, bao gồm cả tay của người dẫn đầu, ngay khi người dẫn đầu ngừng đếm, người dẫn đầu sẽ thắng. Nếu bạn thắng, bạn có thể cho một tay ra phía sau lưng, còn nếu ko, bạn sẽ vẫn ở vị trí cũ. Mọi người sẽ lần lược làm người dẫn đầu, và người đầu tiên có cả hai tay đằng sau lưng sẽ là người thắng cuộc.
Những cô bé gái lại thích những trò chơi những bàn tay với nhịp điệu khi họ chuyển động tay mình theo bài hát. Cũng có nhiều trò chơi giống như vậy. Ví dụ như, hai người ngồi đối mặt với nhau và vừa hát vừa vỗ tay nhau theo điệu nhạc. Những chuyển động theo khuôn mẫu được lặp đi lặp lại, vì vậy ban đầu, tay của họ sẽ đặt đúng vị trí nhưng khi họ hát nhanh hơn và nhanh hơn nữa, mọi thứ trở nên khó hơn cho miệng và tay để giữ đúng vị trí và trò chơi kết thúc với việc cả hai cùng phá lên cười.
Khi bọn trẻ chơi trò chơi này, các cô bé gái thường hát những bài hát với nhịp điệu nhanh. Ono Eriko, hiện nay học lớp bốn, đã nói “ bài hát yêu thích của em là “Arupusu Ichimanjaku” (là bài hát dân ca tiếng anh “Yankee Doodle” chuyển sang tiếng Nhật). Ban đầu mọi thứ rất khó, nhưng một khi bạn đã quen, nó lại hóa ra dễ dàng. Trò chơi này rất vui”.
Trò chơi với những bàn tay phổ biến đến nỗi hầu hết những đứa trẻ trong trường học đều biết cách chơi. Trò chơi này đã từng là trò tiêu khiển yêu thích vào thời Minh Trị (1868-1912), và người ta nói rằng trò chơi này gần đây lại trở nên ưa thích hơn nhờ vào đài truyền hình. Một số chương trình TV đã giới thiệu trò chơi đơn giản mà trẻ em có thể vui vẻ trong một vài phút; thậm chí còn có một chương trình đã mời những trường tiểu học khắp Nhật để biểu diễn trò chơi yêu thích của bọn trẻ. Dường như những chương trình TV đã truyền bá trò chơi truyền thống bằng tay này đến với những trẻ em ngày nay.
Cô bé Sato Nozomi, một trong những cô bé gái yêu thích chơi và hát trò chơi với những bàn tay. Mỗi ngày, ngay khi trở vế nhà từ trường học, Nozomi muốn chơi trò chơi yêu thích của mình với ai đó. Mẹ cô bận rộn và hiếm khi có thời gian chơi với cô trong khi bố cô chỉ về nhà sau giờ làm vào lúc chiều tối. Vì thế người chị chin tuổi, Megimi, thường là người chơi cùng với cô. Nhưng những ngày gần đây, Megumi cũng ko chơi với Nozomi nhiều. “Chị ấy phải học để thi vào cấp ba”. Nozomi giả thích. “Vì vậy, em thường chơi với Mei (chú chó Bắc Kinh ba tuổi)” cô bé nói đùa như thế.
-
03-10-2006, 01:53 AM #3lolotica Guest
KENDAMA
Từ rất lâu, Kendama là một trò chơi được ưa chuộng của người lớn và trẻ em ở Nhật. Thọat nhìn, nó chỉ là một món đồ chơi đơn giản, thế nhưng bên trong nó là hơn cả ngàn kỹ thuật cho những người chơi trở thành chuyên nghiệp. Món đồ chơi này được chơi bất cứ ở đâu và ai cũng có thể chơi được, cả nam lẫn nữ, trẻ lẫn già. Người ta nói rằng trò chơi này có lợi trong việc rèn luyện khả năng tập trung và tính kiên nhẫn.
Tuy nhiên ngày nay, trò chơi này không còn là trò chơi giải trí mà trở thành một môn thể thao mang tính cạnh tranh với nhiều đối thủ khắp Nhật Bản.
[WRAP]http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama/image/kendama.jpg[/WRAP]
LỊCH SỬ
Kendama ngày nay được làm từ một cái gậy với một đầu cuối nhọn, có gắn ba cái tách, và một quả banh với một cái lỗ nhỏ ở cuối. Những cái tách ở hai phía của cây gậy được gọi là tách nhỏ và tách lớn. Quả banh được nối với gậy bằng một sợi dây chắc chắn dài 40 cm. Cuối cây gậy là đầu nhọn nơi mà người chơi cố gắng xiên quả banh. Đầu còn lại của cây gậy là một cái tách gọi là tách trung.
Trò chơi cơ bản là thảy quả banh và cố gắng bắt lấy nó một trong những cái tách hay xiên trái banh qua đầu nhọn của cây gậy. Mặc dù điều đó nghe có vẻ dễ dàng nhưng có một số lượng nhiều vô kể về những kỹ thuật đặc biệt đê chơi.
[WRAP]http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama/image/name_e.jpg[/WRAP]
Nhiều người có lẽ nghĩ rằng kendama bắt nguồn từ Nhật Bản, nhưng thực tế thì không phải. Có rất nhiều giả thuyết, có những thông tin nói rằng kendama bắt nguồn ở Pháp vào thế kỷ thứ mười sáu. Cũng có những giả thiết rằng trò chơi này bắt nguồn ở Hy Lạp hay Trung Quốc, và sự thật thì không ai biết cả.
Ở Pháp, trò chơi này được gọi là bilboquet. Bil nghĩa là “trái banh” và boquet nghĩa là “cái cây nhỏ”. Những từ đó cho thấy trò chơi liên quan đến việc chơi với một trái banh gỗ nhỏ. Cách chơi của nó cũng khác với những gì chúng ta biết về kendama ng ày nay. Có một cái tách lớn và một cái tách nhỏ ở hai phía của cây gậy, cây gậy là nơi quả banh được cột dính với một sợi dây. Người chơi thảy và chụp quả banh từ tách này sang tách kia.
[WRAP]http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama/image/bilboquet.jpg[/WRAP]
Một bilboquet được làm lại dựa trên những thông tin lịch sử để lại, và một Nichigetsu ball (Hình ảnh do Maruishi Teruki, một thành viên trong ban quản lý Hiệp Hội Kendama Nhật Bản, cung cấp).
Người ta tin rằng Kendama đã đến Nhật qua con đường Silk Road trong suốt thời kỳ Edo (1603 – 1868) ở Nagasaki, là thành phố duy nhất ở Nhật mở cửa giao thương với nước ngòai vào thời điểm đó. Trong khi trò chơi có lẽ du nhập Nhật Bản vào khỏang giữa thời kỳ Edo khỏang năm 1777 hay 1778. Vào thời điểm đó, kendama hầu như được người lớn dùng như là một trò chơi để uống rượu. Người chơi nếu bị lỗi trong trò chơi sẽ bị bắt uống rượu thêm.
Khi Nhật Bản bước vào thời Minh Trị (1868 – 1912), Bộ Giáo Dục đã giới thiệu kendama vào trong báo cáo về việc giáo dục của trẻ em vào năm 1876, và trò chơi này dần dần được các thanh thiếu niên đón nhận. Vào năm 1919, suốt thời kỳ Taisho (1912 -1926), nguyên mẫu đầu tiên của kendama ngày nay đang đựơc thịnh hành. Nó được gọi là Nichigetsy Ball (quả banh mặt trời và mặt trăng), bởi vì quả banh trông giống như mặt trời trong khi hình dạng của những cái tách thì giống như hình mặt trăng hình lưỡi liềm. Trò chơi này bán rất chạy và từ lúc đó cho đến thời đại Chiêu Hòang (1926 – 1989), hàng lọat các lọai kendama xuất hiện.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, kendama được bán ở tiệm bán kẹo với các lọai trò chơi thông thường như menko, bidama và beigoma. Vào năm 1975, tác giả truyện tranh cho trẻ em Fujiwara Issei đã sáng lập ra Hiệp Hội Kendama ở Nhật Bản, hiệp hội này tiêu chuẩn hóa kendama thành trò chơi có tinh thần tranh đua v à tạo ra những nguyên tắc tiêu chuẩn với mục tiêu là cho phép một số lượng lớn người cùng chơi trò chơi này theo cùng một cách. Với những nguyên tắc và những dụng cụ đặc biệt ở Hiệp Hội, kendama bắt đầu trở nên phổ biến như là một môn thể thao với tinh thần tranh đua. Ngòai giải thưởng cho học sinh trung học của Bộ Giáo Dục Văn Hóa, Thể Thao, Khoa Học và Kỹ Thuật, những giải thi đấu khắp Nhật Bản cho cả học sinh và người lớn, và nh ững ng ư ời y êu th ích kendama đang cố gắng để tăng số người yêu thích trò chơi này trên tòan thế giới.
Hiệp hội Kendama Nhật Bản hy vọng rằng kendama mộ t ngày nà o đó sẽ được biết đến trên tòan thế giới, và những thành viên của hiệp hội đang nỗ lực để phát triển nó.
NHỮNG KIỂU DÁNG ĐA DẠNG CỦA KENDAMA
Người ta nói rằng Nhật Bản là nước sản xuất nhiều lọai kendama nhất. Có những lọai làm bằng tay với nét đặc trưng riêng của từng vùng, hay “kendama bóng rổ” với hình dạng trông giống như gậy đánh bóng rổ, “kendama khủng khiếp” với hình dạng một khuôn mặt đáng sợ vẽ trên quả banh. Một lọai kh ác là kendama điện tử được làm từ nhựa trong và có chứa những IC chips được bán vào năm 1998. S ản ph ẩm n ày đ ư ợc g ọi l à Diki-ken
Chúng ta hãy cùng xem những kendama dưới đây:
[WRAP]http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama/image/horror.jpg[/WRAP]
[WRAP]http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama/image/avec.jpg[/WRAP]
[WRAP]http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama/image/digiken.jpg[/WRAP]
[WRAP]http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama/image/kakuken.jpg[/WRAP]
[WRAP]http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama/image/baseball.jpg[/WRAP]
-
03-10-2006, 02:10 AM #4battuqn Guest
KỸ THUẬT CHƠI
1.Cách cầm
Thọat nhìn Kendama rất dễ, nhưng bạn có thể sẽ thấy nó thật sự khó một khi bạn thử chơi lần đầu. Sự cân bằng tuyệt đối là cần thiết và nó không chỉ dùng tay mà người chơi còn phải sử dụng cơ thể một cách khéo léo, đặc biệt là đầu gối.
Cách để giữ kendama được gọi là grip. Chúng ta hãy nghiên cứu năm cách cầm cơ bản sau:
Để biểu diễn “cách cầm oraza”, sử dụng ngón cái và ngón trỏ để giữ cây gậy với đầu nhọn chúi xuống và cái tách trung hướng lên. Giữ ngón giữa và ngón áp út ở tách nhỏ.
Để “cầm ở đầu nhọn của gậy”, (point grip)bạn sẽ nắm lấy gậy sao cho tách trung nằm ở dưới và đầu nhọn của gậy ở phía trên.
Cách cầm rosoku” (rosoku grip)liên quan đến việc cầm cây gậy với đầu nhọn chĩa xuống và tách nhỏ hướng vào mặt bạn
Để biểu diễn “cách cầm quả banh” (tama grip), bạn giữ quả banh sao cho cái lỗ hướng lên.
Còn “cách cầm bí mật” (secret grip), bạn giữ tách lớn và tách nhỏ bằng những ngón tay với cây gậy song song với mặt đất
Chúng ta còn rất nhiều cách cầm khác nhưng những người chơi cần phải nắm vững năm cách cơ bản này trước tiên.
-
03-10-2006, 02:14 AM #5pham155 Guest
2. Những thế đứng cơ bản.
Thế đứng đóng một vai trò quan trọng trong trò chơi kendama. Có thế đứng thẳng và thế đứng góc.
Ở thế đứng thẳng, cây gậy được cầm trên tay và quả banh đung đưa ở phía dưới.
Ở thế đứng góc, quả banh được giữ ở một tay trong khi chiếc gậy được giữ ở tay còn lại ở vị trí gó c 45 độ. Ở cả hai thế đứng, hai chân đứng hơi gần nhau hơn chiều rộng của vai, và người chơi thuận tay phải sẽ đặt chân phải lên phía bên trái một bước (người thuận tay trái đứng tư thế ngược lại).
Điều quan trọng là bạn phải giữ trọng tâm cơ thể, thả lỏng hai vai và đứng một cách tự nhiên.Cho dù có sử dụng những kỹ thuật gì, người chơi nên theo nhịp điệu 1, 2, 3. Đ ầu ti ên, ta khỵu đầu gối, sau đó, trong khi sử dụng những kỹ thuật riêng, đầu gối thẳng lại. Và cuối cùng , chúng lại khụy lại khi chúng ta bắt trái banh.
-
03-10-2006, 02:16 AM #6pham155 Guest
3. Những kỹ thuật cơ bản:
Hiệp hội Kendama Nhật Bản đã đưa ra hàng loat những kỹ thuật để chơi kendama, hôm nay chúng ta sẽ học một vài kỹ thuật đó:
•Ozara (Tách to), chuzara (Tách trung), và kozara (tách nhỏ)
Ozara (tách to), chuzara (tách trung), và kozara (tách nhỏ) là ba kỹ thuật cơ bản nhất. Để biểu diễn bất cứ sự chuyển động nào, hãy bắt đầu với trái banh treo phía dưới cây gậy, sau đó nhanh chóng thảy trái banh lên không trung và chụp nó vào cái tách (Cả ba cái tách đều biểu diễn như vậy, vì thế chúng ta chỉ đưa ví dụ với tách to thôi). Phải chắc rằng đầu gối bạn khụy xuống và cố gắng bắt được trái banh như thể nó là một quả trứng vậy.
•Tomeken (pull up in)
Để biễu diễn tomeken (pull up in), ta bắt đầu với quả banh treo ở dưới sợi dây, nhưng lần này chúng ta bắt cái lỗ của quả banh vào đầu nhọn của cây gậy.
•Hikoki (Máy bay)
Kỹ thuật tiếp theo, thay vì bạn giữ cây gậy, bạn sẽ giữ trái banh. Đây được gọi là kỹ thuật máy bay. Sử dụng thế đứng góc và đung đưa cây gậy phía trước mặt bạn. Khi nó quay trở lại, ta chụp đầu nhọn của gậy vào lỗ ở trên trái banh. Điều bí mật để biểu diễn trò này là bạn phải giữ đầu gối của mình thật linh động và cố gắng chụp cây gậy thật nhẹ nhàng. Đây là một kỹ thuật khó, vì vậy một khi bạn làm được nghĩa là bạn là “dân chuyên nghiệp” rồi đấy
• Vòng quanh Nhật Bản
Để biểu diễn kỹ thuật “vòng quanh Nhật Bản”, bạn sử dụng cách cầm đầu nhọn (đã hướng dẫn ở trên) và để quả banh đung đưa dưới cây gậy. Sau đó quăng trái banh lên và chụp nó bằng kozara. Tiếp đến, quăng nó từ kozara và chụp nó ở ozara. Cuối cùng, quăng nó từ ozara và chụp nó ở điểm nhọn của cây gậy. Chúng ta có thể biểu diễn kozara trước hay ozara trước đều được. Nếu bạn làm được kỹ thuật này, bạn thật sự giỏi môn kendama.
Các bạn hãy vào đây để xem chi tiết
http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama/tech3.html
http://web-jpn.org/kidsweb/virtual/kendama...ma/virtual.html
Nguồn :http://accvn.net/
Các Chủ đề tương tự
-
Những búp bê truyền thống của Nhật Bản
Bởi chukysoca trong diễn đàn VĂN HÓA NHẬT BẢNTrả lời: 3Bài viết cuối: 04-08-2009, 05:17 PM -
Xem búp bê truyền thống Nhật tại Việt Nam
Bởi kienmoitruong trong diễn đàn QUAN HỆ VIỆT - NHẬTTrả lời: 0Bài viết cuối: 24-10-2005, 04:08 PM -
Giày dép cổ truyền Nhật Bản
Bởi trong diễn đàn VĂN HÓA NHẬT BẢNTrả lời: 0Bài viết cuối: 27-09-2005, 01:35 AM -
Đại sứ quán Nhật Bản tài trợ cho một dự án truyền thông
Bởi daithieugia69 trong diễn đàn QUAN HỆ VIỆT - NHẬTTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-12-2004, 10:08 AM -
Những trò chơi truyền thống của Nhật
Bởi ngocthe1206 trong diễn đàn VĂN HÓA NHẬT BẢNTrả lời: 1Bài viết cuối: 28-09-2004, 12:17 AM
"Đồ chơi tình dục phích cắm hậu môn" (tiếng Anh: **anal plug** hay **butt plug**) là một loại đồ chơi dục tình được thiết kế đặc biệt để đưa vào hậu môn. Chúng thường được sử dụng cho mục đích kích...
Giải thích về phích cắm hậu môn...