-
Kinh tế Nhật Bản phát triển, thì tất nhiên đồng "Yen" mạnh. "Yen" là âm đọc chữ Hán riêng của Nhật tương đương chữ "viên", trong tiếng Anh, chữ "Yen" này không có số nhiều như "dollars". Khi thất trận thế Chiến Thứ II năm 1945, tổng sản lượng quốc dân (GNP) của Nhật Bản chỉ bằng 1% Hoa Kỳ mà năm 1996 bằng khoảng 70%. Giữa năm 1995, khi hối suất 1 Mỹ Kim = 80 Yen thì GNP của Nhật Bản còn vượt qua cả Hoa Kỳ. Xin giới thiệu vài nét về tiền tệ Nhật Bản đang dùng.
Nhật Bản dùng hai loại tiền mặt là tiền giấy và tiền cắc. Tiền giấy trị giá lớn nhất là 10.000 Yen rồi 5.000 Yen, 1.000 Yen và 500 Yen (nay tờ 500 Yen ít thấy), khuôn khổ cũng theo trị giá mà lớn nhỏ khác nhau chứ không cùng cỡ như Mỹ Kim. Tiền cắc bằng hợp kim trông như bạc thì có 500 Yen, 100 Yen, 50 Yen (có đục lỗ ở giữa) ; hợp kim đồng thì có 10 Yen, 5 Yen (có đục lỗ ở giữa) ; căn bản là 1 Yen thì bằng nhôm (nhẹ và sơ sài chứ không đẹp như đồng 1 cent của Hoa Kỳ.
Tiền Nhật nói chung chế tạo rất công phu, khó làm giả, tiền lưu hành được thay đổi luôn nên đa số ở trong tình trạng tốt. Tiền tệ thế giới thường in hình các vua chúa, lãnh tụ hay nhân vật lịch sử. Tờ 10.000 Yen cũ khổ lớn độ 10 năm trước đây thì dùnh hình của Shotoku Taishi (Thánh Đức Thái Tử), con Thiên Hoàng Yomei (Dụng Minh) là người có công lớn trong việc triều chính. Nhưng tiền tệ Nhật Bản hiện nay dùng hình của các nhà văn hóa, giáo dục có công trong cuộc canh tân đất nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Sau đây xin giới thiệu các loại tiền giấy và các nhân vật được in hình.
NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 10.000 YEN
[WRAP]http://img82.echo.cx/img82/6576/0049dx.gif[/WRAP]
Fukuzawa Yukichi (1834-1901)
Cha là Momosuke mất khi ông mới 3 tuổi. Năm 14, 15 tuổi bắt đầu học sách Hán. Năm 1855 nhận được tài liệu hướng dẫn về học tiếng Hòa Lan (Holland) ở Nagasaki, năm sau vào học trường của học giả bác sĩ Hòa Lan Học tên Ogata Koan ở Osaka, là học sinh giỏi nhất trường.
Năm 1858, dạy môn Lan Học ở Edo (Giang Hộ, nay là Đông Kinh), trường này sau thành Keio Gijuku. Tự học Anh Văn. Năm 1860, làm thông dịch cho Makufu (Mạc Phủ, triều đình thời bấy giờ). Năm 1862, được Makufu cử tham dự trong đoàn đi xứ thăm viếng Âu Châu. Năm 1866, viết cuốn "Seiyo Jijo" (Tây Dương Sự Tình), đã cảm hóa người Nhật trong thời kỳ canh tân. Năm 1882, kêu gọi hòa giải giữa nhà cầm quyền và dân chúng khi phong trào vận động đòi dân chủ càng lúc càng kịch liệt. Chủ trương bành trướng, ủng hộ chiến tranh Nhật-Thanh (nhà Thanh của Trung Hoa).
Đặc điểm của ông là lập trường đối lập suốt đời và lập trường chống tư tưởng phong kiến. Cho đến khi mất năm 1901, đã viết nhiều tác phẩm tạo ảnh hưởnh mạnh mẽ trong quần chúng Nhật Bản như "Gakumon No Susume" (Cổ Động Học Vấn), "Bunmeiron No Gairyo" (Khái Lược Văn Minh Luận)...
NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 5.000 YEN
[WRAP]http://img212.echo.cx/img212/6356/0058ul.gif[/WRAP]
Nitobe Inazo (1962-1933)
Là nhà giáo dục có tầm vóc quốc tế, đã cảm hóa sâu xa nhân cách của thanh niên và học sinh Nhật Bản từ thời Meiji (Minh Trị) qua tới đầu Showa (Chiêu Hòa). Tên thời thơ ấu là Inanosuke. Năm 1877, vào học trường Nông Học Sapporo (nay là đại học Hokkaido), theo đạo Thiên Chúa. Năm 1883, vào đại học Tokyo (Đông Kinh Đại Học, gọi tắt là Todai), học môn Anh Văn và Kinh Tế, nhưng muốn trở thành "cầu nối Thái Bình Dương" nên ông đã tự túc du học Hoa Kỳ, học 3 năm ở đại học Hopkins, thời gian này ông theo đạo Quacker. Sau đó trường Nông Học Sapporo cử ông đi du học Đức Quốc 3 năm về Nông Chính Học, tại đó ông kết hôn với bà Mary Elkinton.
Năm 1891 trở về nước, lần lượt làm giáo sư trường Nông Học Sapporo, viên chức kỹ thuật tại Phủ Tổng Đốc Đài Loan, giáo sư đại học Kyoto (Kinh Đô), Hiệu Trưởng trường trung học đệ nhị cấp Daiichi Koto Gakko, giáo sư đại học Tokyo, Thứ Trưởng Kokusai Renmei (Liên Minh Quốc Tế). Năm 1918, với tư cách là Hiệu Trưởng đầu tiên đại học Tokyo Joshi (Đông Kinh Nữ Tử Đại Học), rồi Hiệu Trưởng Tokyo Joshi Keizai Senmonko (Đông Kinh Nữ Tử Kinh Tế Chuyên Môn Hiệu) ông đã tận lực giáo dục phái nữ. Để hòa giải giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, năm 1932 ông qua Hoa Kỳ, năm sau, sau khi tham dự Hội Nghị Thái Bình Dương thì ông mất tại Victoria thuộc Gia Nã Đại.
NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 1.000 YEN
[WRAP]http://img212.echo.cx/img212/3787/0066lx.gif[/WRAP]
Natsume Soseki (1867-1916)
Nhà văn học dân tộc tiêu biểu của Nhật Bản cận đại. Sinh ở Babashitayoko-Cho, Ushigome Edo (Hiện nay, Kikui-Cho, Shinjuku-Ku, Tokyo) là con út của ông Natsume Koheinaokatsu (một chủ nhân có tiếng) và bà vợ thứ Chie. Tên thật là Kinnosuke, sau khi được sinh ra đã được gởi nuôi hộ, rồi làm con nuôi của ông Shiohara Masanosuke. Thế nhưng năm 1888 trở lại nhập hộ gia đình Natsume. Kinnosuke kết thân và được giáo dục bởi các nhà văn hóa khóm Edo, học sách Hán, tiếng Anh. Sau thời học khoa Anh Văn ở Ichiko và Teidai (Tokyo Daigaku), kết thân với Masaoka Shiki, thường làm thơ bài cú ("haiku", loại thơ đặc thù của Nhật Bản, ngắn và dòng, mỗi dòng vài chữ).
Năm 1895, với kinh nghiệm được bổ nhiệm tới trường trung học Matsuyama, ông đã viết cuốn "Bocchan" (Công Tử Bột) bằng văn phong dí dỏm vui tươi. Tháng 4/1903 là người Nhật Bản đầu tiên làm giảng sư Anh Văn tại đại học Tokyo Teikoku Daigaku (Đông Kinh Đế Quốc Đại Học), bắt đầu luận bàn về W. Shakespeare. Năm 1905, đăng tải tiểu thuyết "Wagahai Wa Neko De Aru" (Tôi Là Con Mèo) đăng trên tạp chí Hototogisu (Đỗ Quyên, tạp chí văn học nổi tiếng ra đời từ năm 1896) đuợc khen ngợi là tiểu thuyết nhẹ nhàng, xinh tươi. Khi ông viết cuốn "Kusa Makura" (Thảo Chẩm = Gối Cỏ)... thể hiện văn tài đặc biệt của mình. Năm 1907 gia nhập tờ nhật báo Asahi (Triều Nhật) chủ nhiệm mục văn nghệ. Sau đó viết một loạt truyện như: "Sanshiro" (Tam Tứ Lang), "Mon" (Môn = Cổng), "Kokoro" (Tâm = Tấm Lòng, Con Tim)... là các loại tiểu thuyết tâm lý. Năm 1916, ông đang viết dở cuốn "Meian" (Minh Ám = Sáng Tối) thì qua đời.
ĐẶC ĐIỂM TIỀN NHẬT:
[WRAP]http://img212.echo.cx/img212/5945/tiente42sx.gif[/WRAP] 1- Kỹ thuật ép giấy thành nổi đặc thù của Nhật Bản, giúp cho người mù có thể nhận ra các loại tiền dễ dàng.
[WRAP]http://img212.echo.cx/img212/3480/tiente69ft.gif[/WRAP] 2- Đường nét cực kỳ tinh vi, dùng máy sao chụp (copier) thì không thể hiện lên được.
[WRAP]http://img212.echo.cx/img212/7489/tiente89ll.gif[/WRAP]3- In bằng bản kẽm chìm, làm cho chữ nổi hẳn lên.
[WRAP]http://img212.echo.cx/img212/1289/tiente76mp.gif[/WRAP]4- Ký tự siêu vi, thoạt nhìn tưởng đường kẻ, phải phóng lớn mới nhìn thấy, tất nhiên dùng máy sao chụp (copier) thì không thể hiện lên được.
[WRAP]http://img212.echo.cx/img212/1656/tiente94jd.gif[/WRAP]5- Con dấu của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhật Bản (trung ương) dùng mực phát quang đặc biệt, khi rọi tia tử ngoại vào thì phát ra mầu cam.
nguồn: http://www.accvn.net
View more random threads:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Nếp nhăn cau mày là một trong những dấu hiệu lão hóa phổ biến, thường xuất hiện do căng thẳng, biểu cảm gương mặt hoặc yếu tố tuổi tác. Những nếp nhăn này không chỉ khiến gương mặt trông nghiêm nghị,...
Xóa Nếp Nhăn Cau Mày Bằng Cách Nào?