Otedama (御手玉) là một trò chơi của trẻ em Nhật Bản. Những túi đậu được tung lên cao và đỡ lấy gần giống trò tung hứng. Mặc dù Otedama là một trò chơi theo nhóm, nhưng chơi một mình hoặc một nhóm đều được vì Otedama có nhiều cách chơi khác nhau rất linh hoạt. Trò chơi này không có tính cạnh tranh nhiều và người chơi thường phải hát trong khi chơi lượt của mình.



Lịch sử Otedama

Otedama có một lịch sử khá lâu đời. Trò Otedama “già” nhất trên thế giới được gọi là hiroiwaza – được làm từ xương gót của loài cừu.

Thời Nara (710-794), Otedama được truyền tới Nhật Bản từ Trung Quốc.

Thời Heian (794-1192), đa số mọi người chơi Otedama bằng các viên đá nhỏ. Trò chơi này có tên là ishinago.

Thời Edo (1603-1867), “otedama vải vụn” xuất hiện, các thứ như đậu nành được bỏ vào làm ruột bên trong.



Otedama đã từng rất phổ biến với các bé gái trong thế chiến thứ II tại Nhật Bản, khi mà cuộc sống ở Nhật lúc đó vô cùng khó khăn, thiếu thốn và những đồ chơi khác là điều không thể mơ tới. Các túi đậu dùng để chơi Otedama được gọi là ojami – được may từ cách mảnh vải cắt ra từ quần áo cũ và đựng những hạt đậu đỏ bên trong. Thời kì đó, Otedama còn “tiếp tay” cho các bậc phụ huynh vì họ đã giấu thêm thức ăn bên trong ojami cho con cái mang đến trường. Bây giờ, thời các bà đánh nhau để tranh giành những hạt đậu bên trong ojami lại trở thành những kỷ niệm quý giá...



Theo Ed Henderson & Poof Magoo thì Otedama là một trong những trò chơi truyền thống của Nhật đang bị mai một dần.

Khi tình hình đất nước khá hơn, Otedama trở thành người bạn thân thiết của các cô gái. Mỗi cô thường mang theo mình 4 hoặc 5 túi ojami, đặc biệt là vào những ngày đông lạnh đến mức không thể ra ngoài chơi được.



một số bài hát dân gian khi chơi Otedama (giống như trò chơi chuyền của Việt Nam) nhưng thời nay còn rất ít người nhớ được. Nên Otedama bây giờ chỉ như trò chơi tung hứng đơn thuần.



Dù những nghệ sĩ tung hứng phương tây vẫn thường có mặt ở các công viên Nhật Bản hoặc trên truyền hình nhưng những loại hình nghệ thuật dân gian như thế này vẫn đang mai một dần. Giới trẻ bây giờ không còn thích thú xem những màn trình diễn như vậy nữa. Có lẽ họ sẽ nhanh chóng bị lãng quên cùng những màn tung hứng tài tình của mình. Và chẳng mấy nữa, bọn trẻ sẽ không bao giờ biết đến một trò chơi như Otedama




Tuy nhiên dường như Nhật Bản cũng đang cố gắng gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống của mình. Otedama có một lợi thế là có thể chơi ở nhiều cấp độ khác nhau và hình thức rất phong phú. Nếu không biết chơi, người ta có thể dùng các túi ojami làm đồ trang trí mà không sợ lỗi mốt.





Tuy người ta nói kiểu ojami mô phỏng đệm ngồi là phổ biến nhất nhưng dường như không hẳn như thế. Theo quan điểm chủ quan của người viết thì ojami chia múi mới là loại được ưa chuộng số một, nhất là đối với những người nước ngoài thích văn hóa Nhật vì màu sắc của loại ojami này vô cùng đa dạng và sặc sỡ. Chúng cũng là biểu tượng cho sự khéo tay của người làm vì để may được một chiếc ojami kamas đẹp là điều không dễ.




Nói chung Ojami hiện nay mang tính trang trí, lưu niệm nhiều hơn là để chơi Otedama. Người ta có thể may những chiếc túi nhỏ với mọi hình dáng và miễn là có đỗ đỏ bên trong thì sẽ được gọi là Ojami dù chúng chẳng bao giờ được ném lên không trung.

( sưu tầm )
================================================== ==