Vú sữa là một cây ăn trái nhiệt đới thích hợp với độ nhiệt và độ ẩm thường xuyên cao. Vú sữa không kén đất và được xếp vào nhóm cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ và hiện nay được xuất khẩu với giá cao nên diện tích trồng vú sữa ngày càng mở rộng. Mặc dù được xem là loại cây ăn trái ít sâu bệnh nhưng vú sữa cũng thường bị xén tóc đục thân, cành và bệnh thối trái gây hại, làm thiệt hại năng suất và giảm giá trị thương phẩm của trái một cách trầm trọng, thậm chí đưa đến chết cả cây.



Bệnh thối trái vú sữa có hai loại: thối khô và thối nhũn. Bệnh thối khô do nấm Lasiodiplodia theobromac gây ra. Bệnh xâm nhiễm khi trái còn nhỏ. Triệu chứng đầu tiên là những đốm đen nhỏ, sau vết bệnh lan rộng cả trái, làm trái bị khô đen và rụng sớm. Bệnh thối nhũn do nấm Phytophthora sp. gây ra, khác với bệnh thối khô, bệnh thối nhũn gây hại giai đoạn trái già sắp chín. Triệu chứng nhận biết là những vùng màu nâu nhạt xuất hiện trên trái, bệnh nặng đốm bệnh phát triển rộng ra, chuyển màu nâu sậm, làm trái thối mềm. Chẻ ra bên trong trái, thấy phần vỏ bên trong ngay dưới vết bệnh có màu nâu, thịt trái bị hư, vị đắng và có mùi hôi chua. Bệnh nặng làm cả trái bị thối hư và rụng. Bệnh thường gây hại nặng cho những chùm trái bên dưới và bên trong tán cây gần mặt đất. Ngoài ra, bệnh còn gây hại giai đoạn sau thu hoạch, trong quá trình tồn trữ và vận chuyển. Bệnh gây hại nặng trên các vườn trồng quá dày, rậm rạp. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, lây lan rất nhanh từ trái này sang trái kia. Khi vườn bị sâu đục trái còn tạo điều kiện bệnh phát triển. Bệnh lây lan bằng bào tử do gió hoặc côn trùng mang đi. Tag: thuốc thuỷ sản

Biện pháp phòng trừ:

- Nên tạo điều kiện cho cây khỏe, sinh trưởng mạnh bằng các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, tỉa cành thông thoáng, vườn cây có hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng cho cây.

- Trồng mật độ vừa phải, tránh trồng xen quá nhiều cây bóng râm sẽ tạo ẩm độ cao trong vườn làm bệnh phát triển mạnh.

- Thu gom và tiêu hủy những trái bệnh để hạn chế lây lan.

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục và kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng.

- Khi phát hiện bệnh thối khô có thể sử dụng thuốc gốc Đồng (COC 85, Funguran,…) phun khi bệnh mới chớm. Đối với bệnh thối nhũn nên phun thuốc có hoạt chất Fosetyl-aluminium (Alpine 80WP) hoặc hoạt chất Metalaxyl (Mataxyl 500WP, Mexyl- MZ 70WP) phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Nếu những vùng có áp lực bệnh cao có thể phun ngừa khi trái còn nhỏ. Chú ý bảo đảm đúng thời gian cách ly để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Khi tồn trữ và vận chuyển nên loại bỏ hoàn toàn những trái bị bệnh để tránh lây lan. Tag: dinh dưỡng cho tôm

Bên cạnh bệnh thối trái, loài sâu hại phổ biến trên vú sữa là xén tóc đục thân, cành. Xén tóc đục thân, cành vú sữa có tên khoa học là Pachyteria dimidiata thuộc họ Xén tóc (Cerambycidae), bộ Cánh cứng (Coleoptera ). Loài này gây hại trên cả cành và thân cây, phổ biến trên cây Sa bô và Vú sữa. Ấu trùng mới nở có màu vàng nhạt, tuổi lớn có màu vàng nâu, dài khoảng 60mm, có cặp ngàm khỏe. Trưởng thành có thân mình cứng, màu đen, trên giữa cánh có vệt vàng, dài khoảng 30mm. Râu đầu dài và cứng. Con cái đẻ trứng vào các vết nứt của cây hoặc ngay cháng cây. Khi nở ra, ấu trùng chui qua vỏ vào trong đục thành đường hầm trên các nhánh cây nhỏ, làm héo đọt. Trên các cành nhỏ thì sâu đục bên trong thân, còn các cành lớn sâu chỉ cạp bên ngoài vỏ, làm thành những đường hầm sát vỏ thân, đôi khi đùn phân ra ngoài. Ấu trùng gây hại từ nhánh nhỏ đến nhánh lớn và đi vào thân chính gây chết nhánh hoặc nếu bị nặng có thể làm chết cả cây. Ấu trùng đủ lớn làm nhộng bên trong phần gổ của thân cây và khi vũ hóa theo vết đục chui ra ngoài. Khi thấy trên cây có đùn phân màu nâu trên thân, cành hoặc rơi xuống đất là phát hiện có sự xuất hiện của xén tóc đục thân, cành. Trên cùng một cây có thể có nhiều thế hệ sâu gây hại.

Để quản lý xén tóc đục thân, cành nên áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp như: Hàng năm sau thu hoạch nên tỉa cành tạo thông thoáng vườn; Cưa bỏ các cành nhánh bị hại đem tiêu hủy để loại bỏ trứng ấu trùng và nhộng của xén tóc; Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sự hiện diện của xén tóc (phân và nhựa chảy ra bên ngoài) vì khi quá trễ, ấu trùng chui sâu vào bên trong rất khó phòng trị. Đối với xén tóc đục thân, cành áp dụng biện pháp thủ công có hiệu quả cao, dùng dao nhỏ khoét ngay lổ đục sẽ thấy sâu nằm bên trong, bắt sâu hoặc phát hiện nhộng phải tiêu diệt. Khi phát hiện lổ đục trong cành, thân có thể dùng dây kẽm soi lổ đục, dùng bông gòn thấm thuốc (nên dùng các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi) nhét vào lổ đục và lấy đất sét trám bít lại. Sau khi nhét bông thuốc vào lổ đục trên cành hoặc thân nên quét thuốc gốc Đồng để phòng các loại bệnh tấn công qua lổ đục. Tag: thuoc thuy san

Nguồn: 2lua.vn/article/xen-toc-duc-than-canh-va-benh-thoi-trai-dang-thach-thuc-nong-dan-trong-vu-sua-5b4c152de49519ca328b4577.html