Sản phẩm du lịch có một số điểm đặc thù sau:

* Là sản phẩm hàng hóa: Là những sản phẩm hữu hình (có hình dạng cụ thể) mà doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung cấp như: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm và các hàng hoá khác được bán trong doanh nghiệp du lịch.

Tham khảo thêm các dịch vu của luanvan1080:
+ viết thuê luận văn cao học
+ làm assignment thuê
+ thuê làm báo cáo thực tập

Đây là loại sản phẩm mà sau khi trao đổi thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người phải trả tiền. Trong số những sản phẩm hàng hoá thì hàng lưu niệm là một loại hàng đặc biệt, nó có ý nghĩa về mặt tinh thần, đặc biệt khách đối với khách là người từ những địa phương khác, đất nước khác đến. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch thường rất chú ý đến việc đưa những sản phẩm này vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Là sản phẩm dịch vụ (sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình): Là những giá trị dịch vụ phi vật chất hoặc tinh thần (hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để mua các loại hình dịch vụ sau:

– Dịch vụ vận chuyển: Nhằm đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện dịch vụ này người ta sử dụng các loại phương tiện như: máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ…

– Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Nhằm đảm bảo cho khách du lịch nơi ăn, nghỉ trong quá trình thực hiện chuyến du lịch. Khách du lịch có thể chọn một trong các khả năng: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà người quen… Ngoài ra, việc tạo ra dịch vụ lưu trú còn bao gồm cả việc cho thuê đất để cắm trại và các hình thức tương tự.

– Dịch vụ vui chơi giải trí: Đây là một bộ phận không thể thiếu được của sản phẩm du lịch. Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến đi du lịch của mình. Để thoả mãn, họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi tham quan, vãn cảnh, đến các khu di tích, xem biểu diễn nghệ thuật, ******…

– Dịch vụ mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí, đồng thời đối với nhiều du khách du lịch thì việc mua quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu được.

– Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung: Là thu gom, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành sản phẩm du lịch trọn gói; dịch vụ bán lẻ sản phẩm du lịch như cung cấp thông tin, thuyết minh giới thiệu, bán lẻ sản phẩm du lịch cho khách, cung cấp dịch vụ y tế cứu thương khi cần …

Mặc dù các sản phẩm du lịch tồn tại dưới hai hình thức là hàng hoá và dịch vụ nhưng hầu hết các sản phẩm hàng hoá đều được thực hiện dưới hình thức dịch vụ khi đem bán cho khách (thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng là trùng nhau). Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sản phẩm du lịch là dịch vụ. Vì thế, hoạt động kinh doanh du lịch thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Các đặc tính của sản phẩm du lịch có thể được kể đến như:

*Sản phẩm du lịch có tính vô hình: Do sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất, không thể nhìn thấy hay sờ thấy, nên cả người cung cấp và người tiêu dùng đều không thể kiểm tra được chất lượng của nó trước khi bán và trước khi mua. Người ta cũng không thể vận chuyển sản phẩm dịch vụ du lịch trong không gian như các hàng hoá thông thường khác, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống kênh phân phối sản phẩm bởi lẽ chỉ có sự vận động một chiều trong kênh phân phối theo hướng: khách phải tự đến để tiêu dùng dịch vụ. Đây là một đặc điểm gây khó khăn không nhỏ cho công tác marketing du lịch. Đồng thời, cho thấy sự cần thiết tiến hành các biện pháp thu hút khách đến với doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. Sản phẩm du lịch là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được: Quá trình sản xuất và tiêu dùng các dịch vụ du lịch là gần như trùng nhau về không gian và thời gian. Một khách sạn nếu mỗi đêm có những buồng không có khách thuê có nghĩa là khách sạn đã bị ế số lượng buồng trống đó. Người ta không thể bán bù trong đêm khác được. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để làm tăng tối đa sản phẩm dịch vụ được bán ra mỗi ngày.

* Nhu cầu sản phẩm du lịch cao cấp: Khách du lịch là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng thông thường. Vì thế, yêu cầu đòi hỏi của họ về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong thời gian đi du lịch là rất cao. Các doanh nghiệp du lịch không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nếu muốn bán sản phẩm của mình cho đối tượng khách hàng khó tính này. Nói cách khác, các doanh nghiệp du lịch muốn tồn tại và phát triển thì chỉ có thể dựa trên cơ sở luôn đảm bảo cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao mà thôi.

* Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp cao: Tính tổng hợp này xuất phát từ đặc điểm nhu cầu của khách du lịch. Vì thế, trong cơ cấu của sản phẩm du lịch có nhiều chủng loại dịch vụ khác nhau. Các doanh nghiệp muốn tăng tính hấp dẫn của sản phẩm của mình đối với khách hàng mục tiêu và tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường phải tìm mọi cách để tăng tính khác biệt cho sản phẩm của mình thông qua các dịch vụ bổ sung không bắt buộc.

* Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp du lịch chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng: Sự hiện diện trực tiếp của khách hàng trong thời gian cung cấp dịch vụ đã buộc các doanh nghiệp du lịch phải tìm mọi cách để kéo khách hàng (từ nhiều nơi khác nhau) đến với doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, những người làm công tác marketing còn phải đứng trên quan điểm của người sử dụng dịch vụ từ khi thiết kế, xây dựng bố trí cũng như mua sắm các trang thiết bị và lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định: Để có đủ điều kiện kinh doanh, các doanh nghiệp du lịch phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Các điều kiện này hoàn toàn tuỳ thuộc vào các quy định của mỗi quốc gia cho từng loại hình kinh doanh cụ thể.