Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    PhuongUyen Guest
    Cũng đã từng trải qua vài vài công ty và nhiều hơn thế những lần phỏng vấn. Đôi khi cũng chưa hẳn là thích job đó, mà đi phỏng vấn vì theo suy nghĩ, quan niệm của nó là dành 1 chút thời gian có thể học hỏi được ít nhiều qua đó: hiểu được hơn về lĩnh vực của công ty đó, biết được đôi chút chế độ, văn hóa của công ty đó qua Sếp và những người tiếp xúc. Đã từng có ý định ghi lại một note tương tự như này về những điều hiểu ra mà chưa ghi đươc. Giờ nghĩ lại thì đã quên khá nhiều, chỉ nhớ những gì hay chia sẻ với mọi ngươi.

    Mỗi 1 công ty có thời gian phỏng vấn ngắn dài khác nhau, có công ty thì chỉ cần 15 phút là xong, có công ty thì qua nhiều bài test: test chuyên môn, test tiếng Nhật, test IQ (toán, lí, hóa, logic), test kỹ năng máy tính và qua nhiều vòng khác nhau. Dài nhất là trải qua 4 vòng, và buổi phỏng vấn dài nhất của nó là 4 giờ đồng hồ với 2 giờ nói chuyện, thực ra lúc này ko còn là phỏng vấn nữa mà là trao đổi, chia sẻ (công ty Sếp là người Việt đã từng sống khoảng 10 năm bên Nhật, hoặc Sếp là người Nhật nói tiếng Việt khá giỏi).

    1. Vị trí IT coordinator
    Vốn xuất thân là dân khối A và thích môi trường công nghệ thông tin - khi học Đại học đã từng đỗ kỳ thi của bên Aptech dành cho sinh viên học tiếng Nhật nhưng dù được học bổng 50% mà học phí vẫn đắt nên từ bỏ (hình như khóa đầu tiên); vì vậy nên định thử sức với vị trí IT coordinator nay. Buổi phỏng vấn bắt đầu với bài dịch Nhật - Việt, Việt - Nhật ; tiếp đó đến phỏng vân. Giám đốc là người Việt, đã từng sống 10 năm bên Nhật - phong cách khá giống Nhât. Và khi phỏng vấn chả hiểu vì lí do gì mà anh cứ lấy tay che miêng. Buổi phỏng vấn diễn ra xuôn xẻ, dường như đã kết thúc buổi phỏng vấn sau khi đã trao đổi xong các vấn đề lương, chế độ công ty, thời gian làm việc, ngày bắt đầu làm việc thì bỗng anh hỏi bằng tiếng Việt "Sao sinh viên trường em chả biết các bạn giỏi giang gì mà các bạn rất kiêu, sao cứ phải lấy mác của trường mình ra vậy". Shock trước câu hỏi của anh, có 1 chút chạnh lòng và ko còn tươi đươc. Nói với anh: "Em ko biết các bạn như nào, nhưng em không phải là người như thế. Ngay cả với chứng chỉ tiếng Nhật, em thấy mình chưa xứng đáng nên đôi khi em còn nói là em chưa co". Tự nhiên thấy tủi thân, giọng lạc hẳn đi - tự ái cao, huhu.

    Chị trợ lý GĐ tiễn ra ngoài thang máy, chị nói: 2 chị em mình học cùng trường cấp 3 đấy, chị cũng lớp Hóa trên em 1 khóa đó, học cùng ĐH luôn. Bài dịch của em khá tốt, chắc là đỗ thôi. Vào đây 2 chị em mình làm cùng. Nó trả lời: Dạ, em cảm ơn. Nhưng dù có đỗ em cũng k vào a. Chị bảo: Ui, sao the. Anh ấy ko có ý gì đâu. Chị nghe suốt ma. Rồi 2 chị em chào nhau.

    Sau đó, nó hậm hực chia sẻ với bạn bè, bạn bè cũng đưa ra vài lời nhận xét: Mr GĐ này thế nọ, thế kia. Cho đến lâu sau nó mới tự giải thích theo cách hiểu của nó (thực sự thì k được biết): 1.Phải chăng anh í che miệng để làm cho khó nghe hơn giống như lúc nói chuyện skype, điện thoại với khách hàng - lúc đó có thể ko nhìn thấy mặt người đối diện nên sẽ khó đoán hơn, hoặc là sẽ có những tạp âm xung quanh khi đó chứ ko yên lặng như lúc phỏng vân. 2. Câu hỏi lúc cuối của anh có thể coi là tình huống đưa ra dành cho các coordinator. Bởi khi làm việc với đối tác, khách hàng sẽ có nhiều khi phải nghe những feedback ko tốt, ko đúng sự thực do họ chưa hiêu.. thì lúc đó cần sự bình tĩnh, cần 1 người giỏi giao tiếp để xử lý tình huông.Có thể đây là 1 trong những tình huống được gài vào trong cuộc phỏng vấn mà ứng viên ko nhận ra. Nếu đưa 1 tình huống thực sự liên quan đến công việc, ví dụ như khi làm việc có những đối tác họ đưa ra những feedback như này thì tình huống đó em xử lý sao >>> với những tình huống rõ ràng như này, ứng viên có thể sẽ xử lý trơn tru hơn theo những gì đã được biết nên cũng khó nhận ra được tính cách thật của ứng viên. Bạn nó phỏng vấn ở vị trí nhân viên hành chính - nhân sự - kế toán ở công ty IT khác được Sếp đưa ra tình huống lọ tăm bị đổ và 1 công việc nghiệp vụ cần giải quyết thì em sẽ xử trí sao???

  2. #2
    vnc123 Guest
    bỗng anh hỏi bằng tiếng Việt "Sao sinh viên trường em chả biết các bạn giỏi giang gì mà các bạn rất kiêu, sao cứ phải lấy mác của trường mình ra vậy"
    Thú vị nhỉ! Ý định thật sự khi đặt ra câu hỏi này thì có lẽ chỉ người nói mới biết. Nhưng từ suy đoán thì có hai khả năng:

    -Khả năng thứ nhất là thử thách ứng viên(Như @Chibi14 đã nêu ra).

    -Khả năng thứ hai là câu hỏi bất chợt. Trước đây đã nghe xôn xao việc sinh viên trường nào đó tuyên bố khi ra trường thì không đi làm mức lương tối thiểu bao nhiêu bao nhiêu v.v.. Giả sử @Chibĩ cùng trường với trường hợp này thì sếp hỏi cũng không lạ.
    Hay cũng có thể trước đây sếp gặp ai đó cùng trường @Chibi14 và có ấn tượng không tốt rồi nên còn "thù".

    Bất cứ trường hợp nào đi nữa thì có lẽ khi phỏng vấn cũng nên bình tĩnh, khiêm tốn, nhú nhường và quan trọng nhất là tìm cách che đi thái độ thật của bản thân (đặc biệt là những thái độ kiểu nóng giận, bức xúc v.v..).

    Cách đây vài năm mình cũng có tham gia phỏng vấn cùng sếp khi công ty tuyển phiên dịch. Bởi lẽ nếu nhận vào thì mình sẽ phải chịu trách nhiệm chỉ bảo việc cho người mới này nên sếp giao cho quyền phỏng vấn và quyết định nhận hay không. Ứng viên là một người nhiều hơn mình 3 tuổi. Trước khi vào phỏng vấn mình cũng đã làm công tác hành lang : "Mặc dù anh hơn tuổi em nhưng hôm nay là phỏng vấn tại công ty em. Vì thế chút nữa khi vào em có gì thất lẽ anh thông cảm. Ngoài ra, sếp em không biết tiếng Việt nên chút nữa em sẽ không nói tiếng Việt anh nhé".

    Cuộc phỏng vấn trao đổi về nhiều thứ. Và tất nhiên phía mình phải đưa ra vài câu hỏi dựa vào tình huống thực tế của công việc. Nghe xong anh này nổi cáu lên và quay qua nói ngay bằng tiếng Việt: Hỏi gì mà khó thế! Sau khi trao đổi sếp mình quyết định chuyển câu hỏi qua lĩnh vực khác và hỏi anh ta dự định tương lai của bản thân. Anh ta trả lời: "Về Việt Nam mở trường dạy tiếng Nhật". Rất tình cờ đây cũng là lĩnh vực mình quan tâm nên mình hỏi luôn: "Anh có suy nghĩ như thế nào về tình hình đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam hiện nay? Theo anh cái gì được và cái gì chưa được?".

    Nghe xong câu này anh ta đỏ mặt lên và quay qua sếp mình nói rằng: "Các anh hỏi gì mà hỏi khó thế. Tôi không thể trả lời". Sếp bật cười và nói: "Câu hỏi nhấn mạnh vào suy nghĩ của anh chứ không chú trọng đến đúng sai. Chẳng lẽ ngay cả suy nghĩ của bản thân anh về vấn đề nào đó anh cũng không nói ra được sao?"
    ...................
    Nói tóm lại trường hợp này ứng viên đã đánh mất sự khiêm tốn, bình tĩnh. Tất nhiên công ty mình đã không thể nhận người này vào làm.

Các Chủ đề tương tự

  1. nhờ tư vấn chuyển việc ạ!
    Bởi thanhblog.info trong diễn đàn VIỆC LÀM - LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI NHẬT
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 28-02-2017, 02:14 PM
  2. Các thủ tục cần thiết khi chuyển việc ( chuyển nơi ở ) tại Nhật
    Bởi trong diễn đàn VIỆC LÀM - LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI NHẬT
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 27-05-2014, 04:49 PM
  3. Cách chuyển tiền về Việt Nam
    Bởi dieuhuyen01 trong diễn đàn ĐỌC TRƯỚC KHI ĐẾN NHẬT
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 17-12-2011, 03:25 AM
  4. Rắc rối chuyện 印鑑
    Bởi dinhanquoc trong diễn đàn VIỆC LÀM - LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI NHẬT
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 17-03-2011, 07:57 PM
  5. có thể chuyển sở hữu dd cho người khác ko?
    Bởi trong diễn đàn MUA SẮM - TIÊU DÙNG TẠI NHẬT
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 21-11-2009, 09:07 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •