Đào tạo theo tín chỉ đã trở thành quy định bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường đại học ở Việt Nam. Trong quá trình theo học tại trường, sinh viên phải chủ động trong việc lựa chọn ngành học, môn học và xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ, năm học và cả quá trình đào tạo. Để giúp cho sinh viên có thể thực hiện quyền tự chủ của mình, có một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo theo hệ thống tín ở các trường đại học là bộ phận Cố vấn học tập (CVHT). Như vậy, cố vấn học tập có vai trò rất quan trọng trong đào tạo tín chỉ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập, rèn luyện của sinh viên. Mỗi cố vấn học tập được xem như một “mắt xích” trong vòng tròn mối liên hệ giữa Sinh viên – Chương trình đào tạo – Nhà trường.

Nhận thấy tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của các trường về công tác cố vấn học tập, bài viết dưới đây nhằm tìm hiểu về hoạt động của cố vấn học tập trong các trường đại học hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học.

Hiện tai chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau:
+ nhận làm luận văn thạc sĩ
+ nhận làm bài assignment
+ dịch vụ viết essay

1. Đặt vấn đề
Cố vấn học tập (CVHT) – cụm từ được nhắc đến khá nhiều kể từ khi hình thức đào tạo theo tín chỉ được áp dụng tại các trường Đại học ở Việt Nam. Trước tiên phải khẳng định rằng, CVHT có vai trò rất quan trọng trong đào tạo tín chỉ và ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Với vai trò cố vấn, các CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của sinh viên, giúp cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo, nhận thức chính xác các khái niệm của quy chế, hiểu được quy chế, chương trình đào tạo, phương pháp học tập, từ đó chọn lựa được chương trình kế hoạch học tập phù hợp với sức học, hoàn cảnh cá nhân và tự tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn xuất hiện khi mới từ gia đình vào môi trường xã hội và trường Đại học. Thông qua hoạt động cố vấn cho các lớp sinh viên, CVHT nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng của từng sinh viên để từ đó có những đề xuất kịp thời với nhà trường về các biện pháp hỗ trợ cho sinh viên cũng như thực hiện tốt công tác quản lý sinh viên.

Thời gian qua, mặc dù các trường Đại học đã áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ nhưng công việc CVHT vẫn còn khá mới chưa đạt được yêu cầu mong muốn như: chưa tổ chức thường xuyên sinh hoạt định kỳ đối với các lớp sinh viên, việc sinh hoạt định kỳ chưa có nội dung phong phú, các tiếp xúc tư vấn nhiều khi mang tính tự phát trực tiếp hoặc qua trao đổi qua điện thoại nên hiệu quả chưa cao. Do đó, việc tăng cường các giải pháp nhằm kịp thời hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác CVHT là một yêu cầu có tính cấp thiết và thường xuyên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học hiện nay.

2. Khái quát thực trạng hoạt động cố vấn học tập tại các trường đại học hiện nay
Trong những năm vừa qua, chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy theo quan điểm giáo dục “lấy người học làm trung tâm” đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của toàn ngành giáo dục, bởi từ trước đến nay người học đã quen với việc thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức từ phía giáo viên. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là Nhà trường và các Thầy cô giáo phó mặc hết cho sinh viên tự biên tự diễn trong quá trình học tập và rèn luyện, nhất là trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta, do vậy sinh viên rất cần có sự hướng dẫn của CVHT.

Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, các trường đại học đều rất quan tâm đầu tư, xây dựng đội ngũ CVHT để hỗ trợ, tư vấn kịp thời, đầy đủ cho từng sinh viên về đăng ký tín chỉ, thiết kế quy trình, kế hoạch học tập cá nhân…Trong điều kiện các trường đại học ở nước ta còn khó khăn thì ít nhất mỗi Khoa/Ngành học cũng cần bố trí được một CVHT tư vấn cho sinh viên. Hiện nay, hầu hết các trường đại học và một số trường cao đẳng đã ban hành văn bản quy định khá chi tiết về vai trò, nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ CVHT. Mặc dù, việc triển khai công tác CVHT cũng như phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ CVHT tại mỗi trường vẫn còn tồn tại nhiều cách làm khác nhau nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng, CVHT đóng vai trò là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.

Theo kết quả nghiên cứu do GS, TS Trần Thị Minh Đức chủ trì cùng với các cộng sự của mình (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 23-32) đã được tiến hành khảo sát trên 1564 sinh viên của 17 trường đại học và 244 giảng viên đang là CVHT tại các trường đại học trên cả nước, từ kết quả nghiên cứu này chúng ta có thể tìm hiểu khái quát tình hình hoạt động của CVHT trong các trường đại học hiện nay qua một số thông tin sau:

Tên gọi/chức danh của CVHT: Mặc dù đang đào tạo theo phương thức tín chỉ nhưng vẫn còn chức danh giáo viên chủ nhiệm (GVCN), như các trường: Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Công nghệ và Khoa Luật (Đại học Quốc Gia Hà Nội); Đại học Kinh Tế – Luật TP. HCM, Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh); Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Ngoài ra, có trường còn sử dụng thuật ngữ: Giáo viên hướng dẫn (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – TP Hồ Chí Minh), CVHT kiêm Giáo viên chủ nhiệm hay Chủ nhiệm chương trình (Trường Đại học Hoa Sen -TP Hồ Chí Minh)… để chỉ chức danh cố vấn học tập. Kết quả điều tra trên phiếu dành cho CVHT cũng cho thấy 47.5% giáo viên cho biết họ làm công việc của cả CVHT và GVCN. Không ít giảng viên vẫn cho rằng, mặc dù có sự khác biệt về tên gọi, song chức năng và nhiệm vụ của GVCN và CVHT về cơ bản là không khác nhau. Có thể khẳng định rằng, việc xác định tên gọi/chức danh và vai trò, trách nhiệm cho CVHT hiện nay chưa rõ ràng, chưa thống nhất ở các trường đại học, điều này sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh với trách nhiệm của người trợ giúp sinh viên trong môi trường đào tạo theo học chế tín chỉ.

Các tiêu chí lựa chọn CVHT: Trong các văn bản quy định ở các trường đại học hiện nay, tiêu chí lựa chọn cố vấn học tập phải là giảng viên có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm giảng dạy trở lên và đạt tối thiểu trình độ thạc sĩ. Tuy vậy, thực tế điều tra cho thấy có những tiêu chí không được ghi trong văn bản nhưng rất nhiều trường thực hiện, đó là lựa chọn những CVH là giảng viên trẻ, nhiệt tình, thành thạo sử dụng tin học và có thời gian (CVHT có độ tuổi từ 25-35 chiếm 78.3%). Theo lý giải của cán bộ đang làm CVHT thì: “Cán bộ trẻ thường có thời gian, mới ra trường, vừa trải qua thời kỳ sinh viên nên có thể hiểu sinh viên rõ hơn, hiểu phong cách dạy của các thầy cô mà mình đã được học”, “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cần phải am hiểu về mạng công nghệ thông tin” hay “giảng viên trẻ thường không để ý nhiều đến vấn đề thù lao”. Như vậy, kết quả phỏng vấn cho thấy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc lựa chọn tiêu chí cho người làm C V H T . Trong đó, các ý kiến lựa chọn tập trung vào kinh nghiệm về chuyên môn, khả năng định hướng tốt cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học, phát triển chuyên ngành, những gợi ý về nơi làm việc…Tùy vào quan điểm của mỗi cơ sở đào tạo mà việc lựa chọn vị trí cố vấn học tập có sự khác nhau.

Hệ thống văn bản hướng dẫn công tác cố vấn học tập: Kết quả điều tra cho thấy có 83.4% CVHT cho biết là khoa (Viện hay Trường) họ có văn bản quy định và hướng dẫn vai trò, chức năng của cố vấn học tập; 16,6% cố vấn học tập không biết rõ cơ sở đào tạo của mình có văn bản hướng dẫn công tác CVHT hay không (Thực tế trường đại học nào cũng có các văn bản nói về công tác Cố vấn học tập/Giáo viên chủ nhiệm). Các quy định về thời gian làm việc cùng sinh viên của CVHT ở các trường đại học là rất khác nhau. Phần lớn các trường đều có quy định CVHT tư vấn cho sinh viên từ 1-2 tiết/tuần, nhưng có trường chỉ quy định 1-2 tiết/tháng, hoặc tối thiểu là 1- 2 tiết/kỳ. Ở một số trường lại có quy định CVHT phải trực ở khoa 2 lần/tuần để tiếp sinh viên. Riêng một số trường đại học có Chuyên viên Phòng Đào tạo làm cố vấn học tập (như Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP. HCM) thì trung bình họ phải tư vấn cho sinh viên trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ/ngày.