Cụ thể hơn so với khái niệm kinh doanh, kinh doanh thương mại được định nghĩa là: “Sự đầu tư tiền của, công sức, tài năng…của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hoá nhằm mục đích kiếm lời.”

Kinh doanh thương mại xuất hiện là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội, sự mở rộng trao đổi và lưu thông hàng hoá. Phân công lao động xã hội phát triển dẫn tới sự chuyên môn hoá trong khâu trao đổi, lưu thông hàng hoá, kết quả là hàng hoá được đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng, tiến độ giao hàng, điều kiện thanh toán v.v.

Tham khảo thêm các bài viết sau:
+ dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ
+ viết essay thuê
+ làm tiểu luận triết học

Kinh doanh thương mại đóng vai trò là khâu trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Đối với lĩnh vực sản xuất, sự xuất hiện của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên thị trường với vai trò cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất sẽ đàm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục, nhịp nhàng. Còn đối với lĩnh vực tiêu dùng, mọi tầng lớp dân cư sẽ dễ dàng, thuận lợi trong việc thoả mãn nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng nhờ sự xuất hiện của hàng loạt các cửa hàng, các siêu thị, trung tâm mua sắm…

Hoạt động kinh doanh thương mại phải xuất hiện hành vi buôn bán hay nói cách khác mục đích của việc mua hàng là để bán cho người khác mà không phải là để mình tiêu dùng, mua ở thời điểm này để bán vào thời điểm khác, mua ở địa điểm này nhưng để bán ở địa điểm khác.

Kinh doanh thương mại đòi hỏi phải có vốn kinh doanh và sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn vốn và có lãi. Vốn kinh doanh ở đây có thể là vốn góp, vốn vay, vốn huy động…Nhà kinh doanh dùng vốn vào hoạt động kinh doanh, sau mỗi chu kỳ kinh doanh kỳ vọng thu được số tiền lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu lâu dài và thường xuyên của kinh doanh thương mại. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp thương mại còn mong muốn đạt nhiều mục tiêu khác như khách hàng, chất lượng, vị thế, an toàn…Các doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được song hành các mục tiêu này, tuy nhiên do sự hạn chế về nguồn lực, sự biến động của thị trường, sự cạnh tranh…nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn mục tiêu, sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên. Mục tiêu nào quan trọng nhất, doanh nghiệp có khả năng thực hiện lớn nhất sẽ được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu nào doanh nghiệp khó thực hiện nhất sẽ được thực hiện sau cùng.