Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền chung của cả dân tộc. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền lại có những truyền thống đặc trưng khác nhau từ trang phục, tập quán cho đến ẩm thực. Trong hành trình khám phá ẩm thực này, chúng ta sẽ ghé thăm và thưởng thức những món ăn ngày Tết ở miền Trung trước nhé!

Những món ăn vặt từ khoai lang được chế biến đơn giản dành cho các cô nàng không biết nấu ăn3 Món ăn ngon mê ly biến tấu từ trứng cút cho bữa cơm cuối tuầnThổi bay cơn nóng với 3 món ăn hạ nhiệt mùa hè không những tốt cho sức khỏe mà còn bổ cho làn da

Nằm ở khu vực có thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra các thiên tai lũ lụt, khô hạn nên người dân ở nơi đây phải chịu nhiều vất vả, đau thương. Dù vừa trải qua những nỗi mất mát trong mùa giông bão nhưng mỗi khi Tết về, cũng như bao người dân mọi miền đất nước, người miền Trung cũng háo hức để chào đón cái Tết lớn nhất của dân tộc. Nét ẩm thực cũng là những âm hưởng đặc trưng của người dân ở nơi đây trong dịp lễ đặc biệt này. Cùng theo chân Shee khám phá những món ăn ngày Tết ở miền Trung nhé!

1. Bánh tét
Bánh tét là món ăn cổ truyền trong ngày Tết từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Loại bánh này chứa đựng một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, tượng trưng cho sự hội tụ của đất trời. Do đó, đây được coi là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt.

Nếu như ở miền Bắc sử dụng lá dong để gói bánh thì người miền Trung thường sử dụng lá chuối để gói với các nguyên liệu quen thuộc: gạo nếp, thịt...

Còn gì tuyệt vời hơn khi cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét nghi ngút khói trong đêm giao thừa, không khí Tết ấm cúng cho mọi gia đình Việt.


2. Dưa món
Nếu nhìn thấy dưa món trong bếp tức là đã thấy không khí Tết ùa về. Nếu như dưa hành là món ăn đặc trưng của miền Bắc, miền Nam ưa thích dưa kiệu thì dưa món chính là gia vị phổ biến và không thể thiếu trong các bữa ăn của Tết miền Trung.
Mọi người có thể tự tay chuẩn bị cho cả nhà từ những nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, củ kiệu… được ngâm trong hũ nước mắm đường thơm ngon.
Vị ngọt giòn tan của dưa món khiến mọi người không thể cưỡng lại được, hơn nữa, sử dụng để ăn với bánh tét là một sự kết hợp vô cùng hoàn hảo.


3. Thịt heo ngâm nước mắm
Ngày Tết đến, trong nhà có thể thiếu nhiều thứ nhưng thịt heo là thứ nhất định phải có ở mỗi gia đình miền Trung. Đa số, nhà ai cũng có một hũ thịt heo được ngâm nước mắm để ăn trong những ngày Tết về.

Mọi người thường chuẩn bị món ăn này từ những ngày cuối năm để thịt được ngấm nước mắm hơn, tạo nên hương vị đậm đà đặc trưng.


4. Nem chua miền Trung
Nem chua cũng là một trong những món ăn ngày Tết ở miền Trung được mọi người ưa chuộng. Nem chua được chế biến từ thịt heo ướp cùng với các gia vị và được gói trong lá ổi để trong vài ngày, sau đó đem ra thưởng thức.

Khi bạn đến chúc Tết, thường thì gia chủ sẽ đãi nem chua cùng với chum rượu. Vị chua cay của nem và hương nồng của rượu sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời khó quên khi thưởng thức.


5. Đặc sản tôm chua
Mắm tôm chua Huế là một đặc sản rất riêng của Cố đô Huế không chỉ được người dân ở đây yêu thích mà còn hấp dẫn cả những khách du lịch.

Ngày Tết, được thưởng thức vị chua ngọt dịu của tôm hòa lẫn với hương cay nồng của ớt tỏi thì còn gì bằng. Người dân ở đây thường ăn kèm món ăn này với cơm nóng, các loại rau sống hoặc dùng nhâm nhi với bạn bè trong những ngày đầu xuân.


6. Chả bò
Trong những bữa tiệc đầu năm của người miền Trung thường xuất hiện những khoanh chả bò có màu đỏ hồng. Món ăn này từ bao đời nay, trở thành cái tên quen thuộc trong dịp Tết cổ truyền.
Với các hương vị mặn, ngọt, cay hòa quyện với nhau sẽ khiến bạn có cảm giác vô cùng lạ miệng và ấm bụng.


7. Bánh tổ
Bánh tổ được kết tinh từ các nguyên liệu: gạo nếp, đường đen, gừng và mè.
Bánh tổ không chỉ được ăn trong những ngày Tết mà chúng còn được người dân sử dụng dần trong nhiều tháng sau đó. Họ có thể chế biến bánh tổ theo cách nướng, chiên… để ăn được lâu hơn mà vẫn ngon.


Vừa rồi, Shee đã giới thiệu cho mọi người những món ăn ngày Tết ở miền Trung. Đó đều là nét ẩm thực truyền thống không chỉ dành riêng cho vùng miền này mà còn góp phần tạo nên sự đa dạng hơn cho văn hóa ẩm thực ngày Tết ở Việt Nam.

Nguồn: http://shee.vn/top-nhung-mon-an-ngon...t-o-mien-trung