Ở đây chắc hẳn mọi người đều đã có lần được đồng nghiệp hay cấp trên chiêu đãi. Nếu nhiều lần như vậy, chắc sẽ có cảm giác *ngại*. Vào những lúc như vậy, thử nói với đối phương câu này thì sao nhỉ: "Lần nào cũng được anh/chị chiêu đãi rồi thật là ngại quá, thi thoảng cũng cho phép tôi được mời anh/chị nhé! "、(「いつもごちそうになってばかり は申し訳ないので、たまには私にも 払わせてください」)





Vào thời điểm giáp năm mới này chính là lúc có nhiều dịp tiệc tùng liên hoan, vậy nên mọi người hãy cùng tham khảo cách ứng xử như dưới đây để có thể vui vẻ tiếp đãi mà vẫn giữ thể diện cho đối phương nhé!

1. Để cho đối phương thấy mình có ý định chi trả

- Tránh cảm giác ái ngại vì có khả năng lại được chiêu đãi bằng cách nói trước từ đầu "Hôm nay tôi mời đấy nhé!" (今日はごちそうするよ) . Trường hợp vẫn là đối phương trả tiền cũng cần phải hỏi lại về khoản tiền chi trả (おいくらですか?), nên chọn thời điểm thích hợp để hỏi trong bữa ăn hoặc sau khi ăn-trả tiền xong.

2. Tỏ lòng cảm ơn

- Nói lời cảm ơn cùng khuôn mặt tươi cười "Cảm ơn anh/chị đã chiêu đãi!" (ごちそうさまでした), "Bữa ăn thật ngon!" (美味しかったです/ 楽しかったです).v..v.. Người trả tiền sẽ cảm thấy hài lòng nhất khi thấy biểu hiện vui vẻ của đối phương.

3. Tỏ ý mời lại đối phương vào lần sau

- Có nhiều cách để cảm ơn đối phương, ví dụ đưa ra lời mời rủ "Tôi biết một quán ăn trưa rất ngon, lần tới tôi xin được phép mời anh/chị đến đó ăn nhé!" (おいしいランチのお店があるので今 ごちそうさせてください), "Đây là đồ ăn-bánh ngọt tôi đặt làm mang đến...(muốn mời anh/chị) 「お取り寄せのスイーツなのですが ..v..v."
Đối với người không có điều kiện gặp gỡ thường xuyên, có thể chọn cách gửi lời cảm ơn tới đối phương qua điện thoại hoặc email.

Đây chính là ví dụ cho câu thành ngữ * Shitashiki naka nimo reigi ari* (親しき中にも礼儀あり)- Dù thân thiết cũng vẫn sẽ có những quy tắc ứng xử nên giữ gìn* .


Đặc biệt đối với các vấn đề liên quan đến tiền bạc, mọi người hãy giữ cách giao tiếp đúng mực và tạo được quan hệ tốt với mọi người xung quanh.

(Jindo TTNB - lược dịch - www.student.mynavi.jp )