Đầu tiên khi trồng lan bạn rất suy nghĩ và phân vân nhiều thứ: Không biết trồng lan gì, mua lan rẻ, cây con để chết cho đỡ phí hay chăm sóc thế nào, tưới nước, phân ra sao,…? Bài viết này sẽ không đi chuyên sâu vào vấn đề mà chỉ định hướng ra cách giải quyết ngắn gọn và đơn giản nhất. cách chăm sóc hoa lan hiệu quả

1. Nên trồng lan gì? Thường mới trồng lan, mong muốn duy nhất của người trồng lan là trồng ra hoa để chiêm ngưỡng trước, sau đó là cây sống và ra hoa thường xuyên sau này. Vì vậy ta nên mua lan dễ hoa dễ trồng

- Cây lan có hoa càng to thì càng khó ra hoa và khi ra hoa xong sẽ mau mất sức, cây dễ suy yếu. VD: như cây Cat hoa to, Vanda, Hồ điệp hoa to sẽ chậm có hoa hơn so với Dendro nắng, Brasavola, Cat hoa mini.

- Nên chọn cây trồng chậu, cây đa thân (Dendro, Cat,…) hơn là những cây chỉ có rễ gió, đơn thân (Vanda, Asco, Giáng hương,…) vì cây đa thân có chậu, có giá thể giữ nước, giữ ẩm cho lan khi không có thời gian tưới cho cây. Trồng sân thượng, ban công càng hạn chế trồng cây có rễ gió.
Tưới phân NPK 20-20-20 xen kẽ với 10-30-30 trong suốt thời kỳ cây mang hoa. Tỷ lệ phân đa lượng này sẽ giúp hoa lâu tàn, giữ màu sắc đậm đà, rực rỡ. Loại phân trên thị trường rất đa dạng, thường phân NPK sẽ được phối trộn thêm các chất vi lượng cần thiết. Các bạn có thể hỏi mua tỉ lệ NPK này ngoài các cửa hàng phân bón cây trồng. Nhờ tư vấn nồng độ, khoảng cách thời gian giữa các lần tưới cho phù hợp với loại phân đã lựa chọn.
Xem thêm https://vk.com/muabancaytrong

Đừng để cành hoa quá lâu trên cây. Khi thấy cành hoa còn lắc đắc vài bông ở ngọn đã tàn thì ta nên cắt bỏ để dưỡng cây.

Sau khi cắt bỏ cành hoa là thời kỳ chắm bón, phục hồi sức sống cho cây phong lan. Chế độ nắng vừa phải, tưới phân hóa học NPK 20-20-20. Thời kỳ này nên bổ sung thêm các loiaj phân hữu cơ khác như phân cá, bánh dầu, phân chiết xuất từ phế thải động thực vật.

Sau thời kỳ dưỡng cây (thường là từ 3 đến 4 tháng) cây tươi tốt, khỏe mạnh là lúc chúng ta có thể xử lý cho cây ra hoa trở lại. Khi giả hành mới (tức nhánh phong lan con mới nảy ra từ gốc cây mẹ) cao bằng 1/2 giả hành trước ta áp dụng chế độ phân bón NPK với tỷ lệ 6-30-30 hoạc 10-52-17 cho đến khi cây ra hoa.

Thời kỳ kích hoa phải để nắng nhiều hơn trước khoảng 10- 20%
Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.

Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng.

Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan.

Tham khảo cây cảnh sân vườn