Văn phòng luật thừa kế Nguyễn Trần, xin giới thiệu đến quý vị một số những thông tin liên quan đến luật thừa kế như: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, quyền cho nhận thừa kế, từ chối nhận thừa kế… Văn phòng chúng tôi là một trong số những đơn vị cung cấp dịch vụ khai nhận di sản thừa kế tốt nhất khu vực TPHCM.

Quy định về thời thiệu thừa kế, Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế".
Theo quy định này, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 623 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Như vậy, so với quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với bất động sản được kéo dài hơn. Nếu như Bộ luật hiện hành thì thời hiệu yêu cầu chia di sản không phân biệt động sản hay bất động sản là 10 năm thì trong Bộ luật mới lần này đã phân chia thời hiệu yêu cầu chia di sản riêng với từng loại tài sản. Xem về cách rút ngắn thời hiệu khai di sản thừa kế
Điều này đã khắc phục được sự không phù hợp khi theo quy định tại Điều 247 Bộ luật dân sự 2005 thì thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với động sản là 10 năm, đối với bất động sản là 30 năm. Trong khi tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2005 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm.
Với quy định đó, thì dù tư cách người thừa kế được thừa nhận, nhưng nếu không tiến hành chia di sản trong vòng 10 năm, thì đồng thừa kế sẽ mất quyền yêu cầu chia di sản. Trong trường hợp di sản được đặt dưới sự quản lý thực tế liên tục, công khai của một đồng thừa kế nào đó, thì việc đồng thừa kế khác mất quyền yêu cầu chia di sản cũng đồng nghĩa với việc người này mất luôn phần di sản được hưởng.
Về thời hiệu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác vẫn giữ nguyên là 10 năm. Tức là nếu quá thời hạn 10 năm thì không còn quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác đồng thời với việc không còn quyền yêu cầu chia di sản thừa kế. Khi đã được công nhận tư cách thừa kế thì thì thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Cụ thể việc giải quyết di sản khi hết thời hiệu
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rất rõ ràng phương án giải quyết hậu quả đối với những di sản thừa kế đã hết thời hiệu khởi kiện 30 năm hoặc 10 năm. Đó là: “Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Nếu người đang quản lý di sản là người thừa kế thì di sản thuộc quyền sở hữu của họ;
- Nếu người đang quản lý di sản không phải là người thừa kế thì phân thành 2 trường hợp:
- Nếu người đang quản lý di sản là người đang chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai và phù hợp pháp luật thì di sản thuộc quyền sở hữu của người người này;
- Trong trường hợp không có người chiếm hữu, người được lợi về tài sản thì di sản thuộc về Nhà nước.
Quy định trên vừa tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết các tranh chấp về di sản thừa kế, vừa nhằm khai thác triệt để công dụng của tài sản.
Với quy định mới về thời hiệu thừa kế là như vậy.Tuy nhiên, khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực vào 1/1/2017 thì những trường hợp người có di sản chết trước thời điểm Bộ luật này có hiệu lực thì sẽ giải quyết như thế nào? Những di sản là bất động sản đã hết thời hiệu khởi kiện 10 năm theo luật cũ liệu có được khôi phục lại thời hiệu khởi kiện? Vấn đề này có lẽ cần phải có văn bản hướng dẫn áp dụng từ nhà làm luật.