Thưa Quý vị, khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục phải thực hiện để xác lập quyền tài sản của một người theo di chúc hoặc theo hàng thừa kế (trong trường hợp không có di chúc, hoặc di chúc không rõ ràng) đối với phần di sản được hưởng. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế hiện nay được pháp luật quy định khá cụ thể, việc khai nhận được thực hiện sau thời điểm mở thừa kế (tức thời điểm người để lại di sản chết). Tuy nhiên, trong thực tế thì không phải ai cũng nắm được trình tự, thủ tục cũng như những loại giấy tờ cần chuẩn bị. Điều này khiến cho người có nhu cầu khai nhận di sản tốn khá nhiều thời gian công sức để tìm hiểu, thực hiện.
Chúng tôi - Hãng Luật ANH BẰNG với một đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm khi đã tham gia tư vấn thực tế hàng nghìn vụ việc cho khách hàng trong 10 năm qua sẽ tư vấn, đưa ra những giải pháp tối ưu, những lời tư vấn tốt nhất cho Quý vị khi thực hiện thủ tục KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ. Để Quý vị đọc phần nào tìm hiểu về thủ tục KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ theo quy định của pháp luật hiện nay, Chúng tôi xin được gửi tới Bài viết: “ THỦ TỤC NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ THEO PHÁP LUẬT”. Kính mời Quý vị theo dõi.


Về trình tự, thủ tục tiến hành khai nhận di sản thừa kế gồm các bước như sau: Hotline tư vấn - 1900 6512 (Nhánh 1).
Bước 1: Nguời yêu cầu khai nhận di sản nộp hồ sơ để lập thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế.
* Những giấy tờ cần chuẩn bị gồm có:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao Giấy tờ tùy thân;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản.

Bước 2: Tổ chức công chứng thực hiện việc niêm yết thông báo mở thủ tục khai nhận.

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, công chứng viên tiến hành lập thông báo mở thủ tục khai nhận di sản. Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời gian 15 ngày. Thủ tục niêm yết thông báo mở thủ tục khai nhận di sản do tổ chức công chứng thực hiện và được thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản và nơi có bất động sản (nếu di sản để lại có tài sản là bất động sản).

Thông báo mở thủ tục khai nhận di sản sẽ bao gồm một số nội dung chính như: thông tin họ tên người để lại di sản, người khai nhận di sản; danh mục di sản được thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận;…

Bước 3: Lập văn bản nhận di sản thừa kế.
Sau khi hết thời hạn niêm yết thông báo mở thủ tục khai nhận di sản mà không có khiếu nại, tố cáo thì các đồng thừa kế lập văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản.
Đối với trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trường hợp người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Người yêu cầu chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy tờ về pháp lý của người để lại di sản, người nhận di sản;
- Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế (trong trường hợp thừa kế theo pháp luật hoặc di chúc không xác định rõ phần di sản được phân chia cho mỗi người);
- Di chúc (trong trường hợp thừa kế theo di chúc).