Mở thừa kế là thời điểm phát sinh các quyền, nghĩa vụ liên quan đến thừa kế, do đó các trình tự, thủ tục mở thừa kế là rất quan trọng. Sau đây, Luật Nguyễn Trần sẽ cung cấp cho quý khách hàng một số thông tin về trình tự, thủ tục mở thừa kế.
Thực chất thủ tục mở thừa kế đã nằm trong thủ tục khai nhận di sản thừa kế, tuy nhiên, chúng tôi muốn tách bạch riêng về thủ tục mở thừa kế để quý khách hàng có thể hiểu kỹ hơn về những vấn đề liên quan đến thừa kế, từ đó đảm bảo một cách toàn diện những quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định tại Điều 633, thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm người đó chết hay chính là thời điểm mở thừa kế được xác định theo Điều 81 BLDS 2005.
Click image for larger version. 

Name:	hoi-dap-khong-di-chuc.jpg 
Views:	74 
Size:	30.3 KB 
ID:	33
Kể từ thời điểm mở thừa kế thì quyền và nghĩa vụ của những người liên quan đến thừa kế được phát sinh: quyền yêu cầu phân chia di sản, quyền yêu cầu hưởng di sản, hay các nghĩa vụ về tài chính do người chết để lại…
Đối với trình tự, thủ tục mở thừa kế, quý khách hàng cần chú ý một số điểm sau:
– Xác định thời điểm chết của người để lại di sản:
Thời điểm chết của người để lại di sản được xác định trong giấy chứng tử. Giấy chứng tử được cấp trên cơ sở giấy báo tử và thủ tục đăng ký khai tử tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử.
Trong trường hợp bị Tòa án tuyên bố đã chết thì thời điểm ghi trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đó là thời điểm một người chết và đây cũng là thời điểm mở thừa kế
– Việc công bố di chúc (trong trường hợp thừa kế theo di chúc)
Sau khi người để lại di sản chết thì di chúc bằng văn bản (hoặc bản ghi chép lại di chúc miệng của người làm chứng) được công bố.
Nếu di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc. Nếu người để lại di sản đã chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc. Nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử người công bố di chúc. Việc công bố di chúc có thể có sự tham gia của người chứng kiến hoặc chính quyền nơi sở tại để đảm bảo trọn vẹn tính trung thực, khách quan.
– Chủ thể có quyền tiến hành mở thừa kế: Là tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
– Tiến hành việc khai nhận di sản thừa kế và xác lập quyền sở hữu của mình đối với những di sản thừa kế được hưởng.
Kể từ khi mở thừa kế thì người được hưởng di sản có quyền tiến hành việc khai nhận di sản thừa kế và xác lập quyền sở hữu của mình đối với những di sản thừa kế được hưởng tại cơ quan công chứng. Sau khi cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản. Sau khi có xác nhận của UBND phường, xã thể hiện di sản thừa kế không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận di sản. Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận di sản thừa kế.