Đồ chơi trẻ em từ 1 đến 3 tuổi hot nhất hiện nay

Hiểu về những loại thiết bị mầm non khác nhau trên thị trường điều cần thiết giúp bố mẹ có thể chọn được cho con những loại đồ chơi an toàn, thú vị đồng thời giúp con phát triển và hoàn thiện các kỹ năng khác nhau: kỹ năng vận động, kỹ năng tư duy, cảm xúc.

Dựa theo chức năng, đồ chơi cho trẻ được chia thành 3 nhóm sau: đồ chơi phát triển kỹ năng cơ bản, đồ chơi phát triển thể lực và kỹ năng vận động, đồ chơi phát triển trí tuệ

Trẻ em luôn thích khám phá đồ chơi. Trẻ tò mò về tất cả những gì thấy và nghe được, có xu hướng sờ, cắn và ngửi bất kì thứ gì trong tầm tay. Đồ chơi ngoài giải trí còn có thể giúp trẻ phát triển nhiều kĩ năng và trí thông minh.

Đồ chơi được phân loại theo nhóm tuổi và tính cách. Đồ chơi cho trẻ chập chững khác với đồ chơi của trẻ sắp đến trường. Các bé gái ưa thích đồ chơi khác với bé trai.

Rất nhiều người cho rằng đồ chơi chỉ là những vật giải trí để giữ trẻ yên lặng hay tập trung. Thực tế, đồ chơi tốt có thể giúp trẻ định hình sở thích và từ đó góp phần vào lựa chọn nghề nghiệp và nhiều quyết định khác trong cuộc sống sau này.



Dưới đây là 6 gợi ý khi chọn đồ chơi cho trẻ mà phụ huynh có thể cân nhắc.

1.Hãy chọn đồ chơi có nhiều cách chơi

Những đồ chơi mầm non “mở” có thể chơi bằng nhiều cách là một lựa chọn thông minh của cha mẹ. Trẻ sẽ không chỉ chơi mà còn nghiền ngẫm và khám phá nhiều cách chơi với món đồ này. Trẻ có thể tách, mở, lắp ghép và dựng nhiều hình dạng khác nhau. Trẻ từ 3-5 tuổi rất thích lắp ráp và tháo rời đồ chơi. Nắm bắt được sở thích này, cha mẹ hãy mua những đồ chơi đáp ứng được điều đó. Những đồ chơi lắp ráp bằng gỗ hay nhựa, có thể tạo hình người, ngôi nhà hay con vật là những ví dụ phù hợp.

2. Hãy chọn đồ chơi phát huy khả năng giải quyết tình huống

Có nhiều đồ chơi khiến trẻ suy nghĩ cách giải quyết, từ đó phát huy kĩ năng suy luận logic của trẻ và trẻ sẽ hưởng lợi từ điều này khi đến tuổi đi học tiếp thu kiến thức. Một món đồ chơi không nên chỉ là một vật vô tri làm để giết thời gian của trẻ. Trước khi mua, cha mẹ hãy nghĩ về tác dụng đa chiều có thể đem lại cho trẻ. Thông qua đồ chơi, trẻ có thể học những kĩ năng phối hợp và tổng hợp cơ bản.

Đồ chơi phát triển các kỹ năng cơ bản

Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, các kỹ năng cơ bản bao gồm: cầm, nắm, phối hợp chân và tay, phát triển ngôn ngữ, nhận biết thế giới quan xung quanh như: con vật, màu sắc, trái cây…

Thông qua các hoạt động vui chơi bằng đồ chơi, trẻ có thể học và rèn luyện các kỹ năng cơ bản này.


Đây cũng là cách giúp trẻ học tự nhiên, nhanh nhất và nhớ lâu nhất. Có thể chọn cho bé các loại đồ chơi có bánh xe, phát âm thanh, nhiều hình thù ngộ nghĩnh hoặc màu sắc rực rỡ… để kích thích khả năng vận động cũng như kích thích các giác quan của bé phát triển.

Đồ chơi phát triển kỹ năng vận động và thể lực

Một số thiết bị mầm non trong nhóm này cha mẹ có thể lựa chọn cho bé như bập bênh, cầu trượt, bể bơi bơm hơi, nhà bóng, các đồ chơi dân gian…

Những đồ chơi này khiến bé vận động nhiều, kích thích hệ cơ xương phát triển, đồng thời hỗ trợ bé phát triển linh hoạt, năng động hơn.

Đồ chơi thông minh (Đồ chơi phát triển trí tuệ)

Các đồ chơi thuộc nhóm đồ chơi thông minh bao gồm: đồ chơi lego, đồ chơi gỗ

Đa số đồ chơi thuộc nhóm này có chức năng kích thích, gợi mở não bộ của bé hoạt động thay vì thụ động như các đồ chơi mang tính giải trí đơn thuần.