Cáp thép hiện là một trong những vật dụng rất quen thuộc trong ngành vận tải, vận chuyển sản xuất hàng hóa. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự biết rõ về chúng cũng như lựa chọn cáp thép phù hợp. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin cho mọi người về vấn đề này, hãy đọc ngay nhé.

Bạn có thể hiểu cáp thép là một sợi dây kim loại có 3 phần, lõi, tao cáo và bó cáp. Các tiêu chí chất lượng như độ bền, chống ăn mòn được quyết định bởi số lượng và kích thước các sợi thép có trong một bó cáp. Mỗi bó cáp cần được gia công tỉ mỉ, công phu để cho ra những sợi cáp chất lượng, phục vụ tốt cho các ngành nghề vận tải biển, hàng không, công trình xây dựng,...
Về việc phân loại cáp thép, có nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất chính là theo số lần bện, cách bện, số lõi, phương pháp xử lý bề mặt sợi cáp. Đầu tiên, với việc phân loại theo số lần bền, người ta chia thành bện đôi, bện ba, bện đơn. Tương ứng với mỗi loại thường sẽ áp dụng cho những mục đích khác nhau. Chẳng hạn với việc treo, buộc thì cáp thép thường được sử dụng là loại bện đơn, có độ dẻo, bền nhất định. Trong các máy nâng, bện đôi thường được sử dụng khá nhiều hơn do yêu cầu về khả năng chịu lực. Riêng với cáp thép bên ba, chúng được tạo nên từ các sợi bện đôi. Bện xuôi và bện ngược là hai loại cáp theo khi người ta chia theo cách bện các sợi. Cáp thép bện xuôi là sự lựa chọn hàng đầu cho hệ thống thang máy vốn yêu cầu cáp có độ mềm dẻo, tuổi thọ cao. Trái với sự mềm dẻo của cáp bện xuôi, cáp thép bện ngược lại có tính cứng, chắc chắn hơn và đặc biệt đó là không có hiện tượng bung sợi.

Hai loại dây cáp chính được chia theo cách xử lý bề mặt đó là mạ kẽm và không mạ. Đối với cáp được mạ kẽm, chúng có độ bền cao hơn đồng thời tăng khả năng chống gỉ, ăn mòn. Còn cáp thép không mạ (cáp thép đen) sẽ phủ lớp dầu thay vì kẽm. Trong các công trình thi công, đặc biệt là ở giai đoạn đổ trụ bê tông, tường, neo giằng là công đoạn cần thiết để đảm bảo an toàn cho chính người công nhân và cả công trình. Khi đó, người ta thường sử dụng những sợi cáp thép chịu lực để neo giằng phần giàn giáo, khuôn cột. Để đảm bảo độ an toàn cho người công nhân cũng như công việc chúng tham gia, cần có sự lựa chọn chính xác cho thiết bị này. Trong đó, không thể bỏ qua lực kéo, chống ăn mòn, chống nghiền, chống mỏi cáp, chống xoắn.

>>> Xem thêm : https://www.capthep.vn/ - Bật mí các kiến thức về cáp thép