”Nếu được tôi nguyện đem thân mình đổi lại tính mạng cháu bé và tôi thực sự nghĩ vậy” bác sĩ Hoàng nghĩ về những bệnh nhi ung thư ông không thể cứu sống.

Nghề Y cao quý và đầy ám ảnh. Đằng sau hình bóng những chiếc áo blouse trắng của người thầy thuốc là vô vàn nỗi niềm mà ít người có thể hiểu. Trong trường hợp của các bác sĩ khoa nhi, những tâm sự ấy lại càng khó nói. Còn gì tàn nhẫn hơn việc nhìn những đứa trẻ bị ung thư nhìn mình bằng ánh nhìn yếu ở như muốn nói rằng: “Hãy cứu cháu”, nhưng “lực bất tòng tâm” đành nhìn những đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ nhưng phải lìa xa cõi đời.


Nỗi day dứt của Bác sĩ khi không thể cứu sống tính mạng của những đứa bé

“Đối với tôi, điều tuyệt vời nhất trên thế giới này là được nói với phụ huynh khối u của con họ lành tính”, Bác sĩ Hoàng nói. “Tôi sống vì những khoảnh khắc ấy. Còn điều tệ nhất có thể đến là phải nói với phụ huynh tôi đã đánh mất đứa con của họ. Chuyện này đã xảy ra 5 lần trong suốt 30 năm vừa qua. Và mỗi khi như thế tôi lại thấy mình thật vô dụng khi không thể cứu sống các cháu, khi đó tôi chỉ muốn ai đó giết mình đi. Các bố mẹ đã giao con cho tôi, họ gửi gắm vào đó là niềm tin, hi vọng và trách nhiệm cuối cùng luôn thuộc về đội ngũ Y bác sĩ. Dù không phải chịu trách nhiệm chính nhưng các cô Điều dưỡng viên, y tá hỗ trợ tôi cũng mất ngủ nhiều ngày. Tôi nghĩ về mọi quyết định mình đã đưa ra. Mỗi lần dù cố hết sức nhưng không thể cứu được các cháu, tôi nhìn các cháu dẫn nhắm mắt và không bao giờ có thể mở được nhìn người thân lần cuối, tôi đều nói với bố mẹ cá cháu rằng: Nếu được tôi nguyện đem thân mình đổi lại tính mạng cháu bé và tôi thực sự nghĩ vậy. Người nhà thông cảm và hiểu cho chúng tôi, tôi sẽ thấy thanh thản nhẹ lòng hơn, nhưng nhiều cha mẹ không chấp nhận được sự thật mà đay nghiến Bác sĩ, nói chúng tôi không tận tâm, không cố cứu con của họ thì khi đó chúng tôi ước gì được trao đổi tính mạng để cứu con họ, nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó.”
>> liên thông cao đẳng dược
Ánh mắt buồn xa xăm của người bác sĩ khiến tôi không khỏi xót xa cho những người làm trong ngành Y này bởi theo ngành này không phải ngày một ngày hai mà trở thành được một người bác sĩ. Để trở thành một người bác sĩ ít nhất bạn phải dành ra thời gian học phải 10 năm, gia đình phải nuôi hoàn toàn trong thời gian đó đến khi đi làm thì chưa một ngày nào gia đình được nhờ. Khi ốm thì cũng chẳng nhờ vả được cái gì, đến khi mẹ ốm hay người nhà mất cũng chẳng có mặt ở nhà. Cứu chữa được cho con cái của họ thì họ cám ơn, mình cũng thấy tự hào vui mừng, nhưng nếu không thể cứu sống thì bị đay nghiến, day dứt cả đời. Nhiều khi nghĩ ngành Y sao bạc vậy, lo cho người mà lại không lo cho được cho gia đình, không cứu được người thì bị đay nghiến, dày vò như thể chính những vị Bác sĩ đã gây nên cái chết cho con cái họ vậy.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội