Không phải ai cũng biết về máy bơm điện 1 chiều là gì, thông số kỹ thuật, máy bơm điện 1 chiều có ưu nhược điểm gì… Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây, phòng cháy chữa cháy An Tâm sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết về dòng máy này.

Máy điện một chiều là gì?
Máy bơm điện 1 chiều sử dụng máy điện một chiều. Máy điện một chiều được dùng trong giao thông vận tải, công nghiệp, hóa chất, hàn và trong nhiều đồ điện gia dụng… để làm máy phát điện hay động cơ điện máy bơm nước.

Máy điện một chiều là máy có cấu tạo phức tạp vì cả hai phần tĩnh (stato) và phần quay (roto) đều có dây quấn và được liên hệ với nhau qua chổi than và cổ góp điện nên rất khó sử dụng, bảo dưỡng và khó sửa chữa nhưng lại có nhiều ưu điểm như sau:

Máy phát điện một chiều giúp cung cấp dòng điện trực tiếp cho công nghiệp điện phân, đúc điện, mạ điện, nạp ắc quy hay dùng cho hệ thống tự động khống chế một chiều…

Máy bơm nước loại một chiều có motor điện dùng nên dễ điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng, bằng phẳng liên tục, momen khởi động cao.

Nói về cấu tạo của động cơ điện bơm nước một chiều và máy phát điện một chiều thì hoàn toàn giống nhau. Hai dòng máy này đều dùng động năng kéo cho roto quay, máy sẽ phát ra điện một chiều để thắp đèn và chạy máy. Ngược lại, khi cấp điện vào máy bơm điện thì roto sẽ quay để kéo các máy công tác.

Máy điện một chiều khi sử dụng để làm động cơ điện máy bơm nước và nếu giữ nguyên chiều dòng điện chạy trong dây quấn và tên các cực từ như ở máy phát điện thì động cơ của máy sẽ quay ngược chiều với chiều quay khi làm máy phát điện.


Động cơ điện có phần chính bao gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động (rotor) luôn được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên roto và stato được nối với nguồn điện, xung quanh máy sẽ tồn tại các từ trường, sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay của roto quanh trục hay 1 momen.

Máy bơm điện 1 chiều động cơ DC
Máy bơm điện 1 chiều sử dụng động cơ DC là động cơ điện được cung cấp bởi dòng điện trực tiếp, chẳng hạn như từ nguồn pin hoặc từ nguồn DC. Tốc độ của động cơ DC có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi điện áp. Ngược lại, nếu một động cơ AC được cung cấp bởi dòng điện xoay chiều (AC) được xác định bởi điện áp và tần số.

Chính vì vậy mà các động cơ được cung cấp bởi AC yêu cầu thay đổi tần số để có thể thay đổi tốc độ; việc này liên quan đến sự kiểm soát tốc độ phức tạp và tốn kém hơn. Điều này khiến cho động cơ DC phù hợp hơn với các thiết bị từ hệ thống 12VDC trong ô tô, động cơ băng tải. Cả hai đều yêu cầu sự kiểm soát tốc độ tốt cho một phạm vi tốc độ trên và dưới tốc độ định mức.
Xem thêm: https://pcccantam.com/may-bom-diesel-pentax.html