Chi phí thức ăn nuôi cá lồng, chiếm phần lớn trong tổng chi phí nuôi. Do đó cần có biện pháp cho ăn hiệu quả nhằm đảm bảo tăng trưởng cho cá nuôi và giảm chi phí nuôi.


Để cho cá lồng ăn hiệu quả cần áp dụng nguyên tắc “3 xem” “4 định”.

1. Tính lượng thức ăn hàng ngày cho cá nuôi

Khẩu phần thức ăn có thể xác định bằng công thức sau:

M = W.N.S.R

Trong đó:

+M: khẩu phần thức ăn ngày (kg)

+W: là khối lượng trung bình của cá thể (kg).

+N: là số lượng cá thể thả ban đầu (con)

+S(%): là tỷ lệ sống ước tính

+R(%): là tỷ lệ cho ăn (tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân cá)

Ví dụ: một lồng nuôi cá số lượng cá thả ban đầu là 1.000 con; cỡ cá trung bình tại thời điểm cho ăn là 1kg/ con; tỷ lệ sống ước đạt 90%; tỷ lệ cho cá ăn tính bằng 3% trọng lượng thân. Hãy tính khẩu phần ăn hảng ngày của đàn cá trong lồng? Tag: may thoi khi

Giải

Khẩu phần thức ăn hàng ngày của cá ở lồng nuôi kể trên là:

1(kg/con) x 1.000(con) x 90(%) x 3(%) = 27 kg

2. Áp dụng nguyên tắc “3 xem” “4 định”

Nguyên tắc 3 xem:

+Xem điều kiện thời tiết khi cho ăn

+Xem biến động các yếu tố môi trường

+Xem tình trạng sức khỏe của cá

Nguyên tắc 4 định:

+Định chất lượng: Thức ăn cho cá phải phù hợp theo từng giai đoạn về thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất … Ngoài ra, kích cỡ viên thức ăn phải phù hợp với kích thước miệng của cá ở từng giai đoạn.

+Định số lượng: Lượng thức ăn cho cá hàng ngày phải đảm bảo cho cá ăn đủ no mà không thừa thức ăn.

+Định thời gian: Cho cá ăn theo những giờ nhất định trong ngày phù hợp với đặc tính bắt mồi của cá. Ngoài ra, việc tập cho cá ăn vào những giờ nhất định còn giúp người nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn của cá, dọn thức ăn thừa, điều chỉnh lượng thức ăn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của cá. Tag: canh quat oxy

+Định địa điểm: Cho cá ăn đúng điểm cố định để tạo thói quen bắt mồi cho cá.

Thao tác thả thức ăn phải nhẹ nhàng tránh để cá hoảng sợ sẽ kém ăn hoặc bỏ ăn.

Nên cho ăn từ từ, đảm bảo cá sử dụng hết thức ăn.

Quan sát mức độ sử dụng thức ăn của cá sau mỗi lần cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn bữa kế tiếp cho phù hợp.

Thức ăn tự chế biến

Thức ăn được vắt thành nắm hoặc ép viên qua máy ép đùn và cho cá ăn ở nhiều vị trí trong lồng bè để toàn bộ cá đều được ăn và lượng thức ăn được sử dụng hết, không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Cho ăn gián tiếp: thức ăn chế biến tại chỗ sau đó chuyển đến vị trí cho cá ăn

Cho ăn trực tiếp: thức ăn chế biến ngay tại cửa lồng bè

Thức ăn công nghiệp

Trước khi cho cá ăn cần lưu ý một số vấn đề sau:

+Xác định đúng loại thức ăn cần cho ăn;

+Kiểm tra thức ăn trước khi cho ăn: Nấm mốc, hạn sử dụng ...;

+Cân thức ăn đúng yêu cầu thực tế của cá theo tỷ lệ của lần cho ăn đó;

Nếu cần thêm vitamin, các chất bổ sung hay thuốc trị bệnh cho cá thông thường người ta bao viên thức ăn bằng dầu (dầu mực, dầu cá, dầu dừa)

Thức ăn xanh

+Xử lý thức ăn trước khi cho cá ăn.

+Thức ăn xanh nên rửa sạch, thái nhỏ trước khi cho ăn.

+Cho cá ăn riêng thức ăn xanh trước khi cho ăn thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp.

-Vận chuyển thức ăn xanh: thức ăn xanh có thể là các loại rong cỏ thủy sinh, các thực vật trên cạn được đưa về lồng bè nuôi. Tag: thiet bi tao oxy

3. Kiểm tra sau khi cho cá ăn

Sau 2 giờ cho ăn, có thể quan sát cá trong lồng bè: cá no thường có bụng to, căng tròn, cá đói bụng nhỏ và không căng tròn.

Quan sát thức ăn dư thừa trong sàng ăn hoặc lồng bè nuôi để đánh giá mức độ sử dụng thức ăn của cá.

Nếu cá nhanh chóng ăn hết thức ăn thì tăng lượng thức ăn cho ăn.

Nếu thức ăn vẫn còn trên sàng, trong lồng bè và cá no thì giảm lượng cho ăn.

Cũng có thể thức ăn còn dư trong sàng, trong lồng bè nhưng cá ăn không no thì cần xem lại thức ăn cho cá ăn, tình trạng sức khỏe cá, điều kiện môi trường.

Nguồn: 2lua.vn/article/phuong-phap-cho-ca-long-an-hieu-qua-5e0eb47e425cc5c63c2ca1cc.html