Nguồn: www.jap4viet.com


Hãy tưởng tượng bạn là một giám đốc và khi nghe các nhân viên trẻ nói rằng
" Buchou~ Ano resutoranto, futsu ni yabaissu~" thì bạn làm sao? Nếu nghĩ rằng họ nói quán ăn đó không ngon thì đã lầm to. Giới trẻ ngày nay có cách dùng từ thật lạ,nó dần dần biến đổi một cách vi diệu,tuy là cùng một từ nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bài viết này đề cập đến vấn đề đó.

Vì đây là một bài viết có tính nghiên cứu sâu vào ngôn ngữ nên không tránh khỏi việc sử dụng một số từ đường phố,bình dân,xin người đọc thông cảm hiểu cho.

Tác giả: Kai Sayaka
Người dịch : Hiba

Người post : Kiminha ^^ !

Trích từ tạp chí Shukan Asahi.

Anh A (30) làm ở một công ty quảng cáo sau khi tổng kết một chiến dịch có dẫn 3 cô gái trẻ là nhân viên bán thời gian đến một cửa hàng thịt nướng.
"Tiệm này bên ngoài nhìn bẩn nhưng mà ngon lắm"
Anh A gợi ý và thế là nhận được câu trả lời
"Futsu ni oishii desu yo~"
Futsu ni Oishii, một cách nói của những người trẻ tuổi hiện nay. Nếu dịch sang tiếng Việt chắc sẽ là :"Ngon dễ sợ".
Không biết ý người nói là gì ? là Futsu (bình thường,tầm thường không có gì đặc sắc) hay là ngon ? Cũng như câu tiếng Việt chẳng biết đó là "ngon" hay "dễ sợ" nữa.
Anh A cảm thấy lo nhưng cũng vào quán. Và nhà hàng dọn món thịt nướng ra. Một cô gái ăn thử rồi kêu lên

"Uwa,kore chou yabai kunai? " ( Có lên giọng ở cuối câu)

Hai cô kia cũng tán thành " Maji de yabai,yabai"

"Yabai", anh A tưởng là món ăn có vấn đề gì,nếm thử thì chẳng thấy khác lạ. Rồi đến lúc tính tiền thì các cô kêu lên
" Sugoi Oshikatta desu. Gochisou~sama"

Anh A trả tiền 4 người không biết nhà hàng này có làm vừa lòng các cô không.

Nếu nói chính xác thì 3 người kia đã rất vui vì món ăn rất ngon. Nhưng các dùng từ của họ khiến anh A không hiểu được. Từ " Futsu" vốn mang nghĩa là tầm thường, không tốt lắm nhưng qua miệng những người trẻ tuổi nó có nghĩa là " trên cả mong đợi",một sự gì đó cực tốt đẹp nằm ngoài dự đoán. Nhìn bề ngoài quán tồi tàn nhưng thực ra món ăn lại rất ngon nên nói " Futsu ni Oishii".
Từ Futsu vốn là một từ mang nghĩa không hay (Minus) nhưng giới trẻ dùng nó với đa số trường hợp mang sắc thái tốt (Plus)
"Anoko, Shashin utsuri warui kedo, Jitsu wa Futsu ni Kawaii yo"

(Con nhỏ đó chụp hình xấu hoắc nhưng thực ra dễ thương lắm)

Ngoài ra từ Fustu còn nhiều cách dùng khác,như là một lời sáo rỗng

"Kono shashin no atashi, chou Busu janai? " ( Tui trông hình xấu lắm phải không?)
"Uun, futsu ni kawaii jan? " ( Không,chẳng phải là dễ thương lắm sao?"
Nó còn mang nghĩa là "dĩ nhiên",là một từ làm giảm đi ý chí của người nói và làm cho đối phương dễ nghe hơn.

" Ano eiga,mini itakunai? " ( Có muốn đi coi bộ phim đó không?)
" Etsu.. Futsu ni ikitai yo" ( Ừ thì đi cũng được)

Câu trả lời có nghĩa là không muốn đi (nếu không ai rủ),nhưng nếu có bạn rủ đi cùng cũng chẳng sao.
Cũng là một từ Futsu,nhưng cách dùng và nghĩa thì lại nhiều do đó người ta không sử dụng trong email mà chỉ dùng khi nói chuyện qua điện thoại hay gặp trực tiếp, người nghe phân biệt được nghĩa là dựa vào thái độ và cách phát âm.
Nhưng làm sao lại có sự chuỷển biến về mặt ý nghĩa đó, theo giáo sư bộ môn quan hệ loài người của một trường đại học nữ, Katou Chikara,một người rất am hiểu về giới trẻ cho hay là cùng với sự đa dạng hoá của xã hội thì những cái "không bình thường" ngày càng nhiều lên,trở nên "bình thường". Ngày càng có nhiều người muốn thoát ly ra khỏi những quy tắc này nọ và nó thể hiện ở một khía cạnh là ngôn ngữ. Ngoài Futsu ra còn có lối nói " Chou Futsu" (Siêu Futsu…) ,"Mono sugoi futsu"
Hiện tượng này bắt đầu từ 2,3 năm trước đây.
Trường hợp của " yabai" cũng thế. Nó có nghĩa gốc là nguy hiểm,không tốt. Nếu có từ nào tương đương trong tiếng Việt thì đó là " Chết cha" ,"chết mẹ" trong ngôn ngữ bình dân. Chẳng hạn như " Chết cha hôm nay quên đi làm!" (Trường hợp này thường được phát âm là "Yabei" )

Nghĩa gốc là thế,nhưng trường hợp các cô gái nói yabai có nghĩa là khen hết sức ngon/ "Chou yabai" là "Siêu ngon" Nó đã biến thành một từ khen thượng cấp. "Yabai Oishii" nghĩa là cực kỳ ngon. Bây giờ hãy xem qua một số cách dùng khác của yabai.theo như các nữ sinh.

Junchan, học sinh lớp 11 nói " từ yabai còn dùng cho những người cực đẹp như diễn viên HaseKyo ( Hasegawa Kyoko) hay Ayu (Hamazaki Ayumi) còn loại dễ thong như Ueto Aya thì là Futsu ni Kawaii"
Emi chan học sinh 12 cho biết
"Khi làm bài kiểm tra bị điểm thấp cũng nói yabai. Còn khi được 95 điểm cũng mừng rỡ chạy quanh hét lớn : Chou yabai! Mite mite!"

Yabai cũng là từ chỉ đàn ông ngoại hình xấu,thằng cha xấu trai.
Cùng loại với những từ này là " Arienai" mới nở rộ thành phong trào hồi năm ngoái.
Đây là từ mang nghĩa xấu,tiêu cực và đã được các thế hệ lớn tuổi thừa nhận. Bạn hãy thử lật từ điển ra tra xem có từ "Arienai " hay không?
Theo tôi nghĩ nó là một thể của "Ari uru". Bây giờ thì nó mang nghĩa tốt qua cách dùng của những người trẻ tuổi. Nhưng khi các cô gái nói chuyện với người lớn thì lập tức họ lại trở về với cách dùng truyền thống.

Những phó từ mang nghĩa xấu rồi dần dần mất đi nghĩa gốc và được thay bằng nghĩa tích cực ,hay mang tính trung lập như "Yabai" là một đặc trưng của tiếng Nhật. Trợ giáo sư của đại học Toyama,ngành nhân văn cho biết những từ như " sugoi", "Susamajii" trong tiếng Nhật hiện đại thì trước đây chúng cũng đã từng có nghĩa không tốt.
Đây không phải là xu hướng của riêng giới trẻ Nhật Bản mà là vấn đề toàn cầu. Ở các nước Âu Mỹ cũng có tình trạng tương tự. Trong tiếng Anh thì từ " Fuck,fucking" mang nghĩa tầm bậy nhưng ngày nay nó không còn mang nghĩa bậy mà bạn có thể nghe các diễn viên nói hoài trong các bộ phim .
Chẳng hạn như " Fucking good" ( Kuso mitai iize! ) (Tốt dễ sợ ). Học sinh nữ cấp 3 cũng thường nói " Kuso kawaii " với ý khen. Kuso nghĩa gốc là chất thải bài tiết qua đường hậu môn. "Dễ sợ" là từ mang nghĩa xấu,nhưng người ta lại nói " đẹp dễ sợ,ngon dễ sợ". Sự biến đổi trong ngữ nghĩa của mỗi dân tộc là điều không thể tránh khỏi do sự vận động của xã hội. Ngày xưa từ "Kisama" mang nghĩa trung tính,nghĩa là anh,ngôi thứ hai số ít. Ngày nay nó có nghĩa nặng nề hơn là : "mày" . Trong tiếng Việt cũng thế,ngày xưa "lịch sự" có nghĩa khác và ngày nay có nghĩa khác. Nhưng ngữ nghĩa của từ biến đổi rất chậm trong quá khứ,còn ngày nay thì rất nhanh. Ngày xưa cần vài trăm năm để biến một từ thành ra nghĩa khác,còn bay giờ chỉ cần vài chục năm,thậm chí là vài năm. Liệu đây có phải là do thành tựu của "văn minh hiện đại" mang lại ???

Cách nói này đang lan rộng đến cả sinh viên Đại học. Bạn có thể hình dung tại VN cũng xảy ra tình trạng tương tự. " Chán như con gián" , "Buồn như con chuồn chuồn" ,… và mỗi cách nói lại có một giai đoạn khác nhau. Bây giờ đang thịnh hành lối nói " hoành tráng" ,"làm một phát" và không biết ngày mai sẽ là gì nữa đây.

"Ima no wakamon ha.. chubou ( học sinh trung học) toka no kotobatte yabakunai? Ima no shou gakusei ga koukousei ni natta toki toka, nani itteru wakanna sou"
(Những người trẻ tuổi bây giờ,những học sinh trung học thì từ ngữ của họ có ổn không? Không biết là những học sinh tiểu học sau này lên trung học sẽ nói những gì nữa)

(Dịch sát tinh thần : bọn trẻ giờ nói quái gì ứ hiểu. Tụi nhóc lên trung học sẽ nói quái gì nữa đây. Đại khái là thế này)

Nếu một người lớn tuổi ở Nhật mà nghe được câu này thì sẽ bực mình vì câu cú dạng này. Nếu một người ngoại quốc học tiếng Nhật đàng hoàng như sách giáo khoa nghe sẽ chẳng hiểu gì . Đây là thời đại của những thoát ly cá nhân,kể cả ngôn ngữ dân tộc. Không thèm tôn trọng,không thèm quan tâm!

Lật từng trang Manga ta đều thấy những câu cú lời lẽ kiểu này. Có lẽ vì thiếu không gian cho hình vẽ nên tác giả lấn sang cả không gian cho lời nói. Nhân vật ăn nói cộc lốc,ngôn từ thô thiển và nông cạn.--- Chả trách các nhà giáo dục lên án Manga.
Một cuốn tiểu thuyết bán chạy gần đây cũng phản ánh trung thực lối sống và ngôn ngữ của giới trẻ đã được dựng thành phim là " Densha no Ôtoko". Nó miêu tả lại ngôn ngữ riêng trong thế giới của những người trẻ tuổi.

Làm sao để giữ được những cái đẹp của truyền thống mà vẫn tiện lợi với đời sống hiện đại ? Làm sao để vừa mặc Kimono hay áo dài khăn đống vừa đá bóng nhảy dây?