Để thực hiện tốt và có hiệu quả phương án phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô, nhất là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng. Khi có cháy xảy ra, công tác chỉ đạo, điều hành được xuyên suốt từ đó công tác phòng cháy, chữa cháy mới đạt được hiệu quả cao.

Chính quyền địa phương, kiểm lâm và chủ rừng phải phối hợp chặt chẽ, chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đối với những người dân sống gần rừng, có nương rẫy thì cần phải có cam kết khi xử lý thực bì, báo cho kiểm lâm địa bàn và chủ rừng biết, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt phòng cháy chữa cháy.


Mỗi năm, các đơn vị chủ rừng phải xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; kiểm lâm kiểm tra giám sát thường xuyên trong việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy.

Khi xây dựng phương án trồng rừng, chúng ta cần phải có phương án phòng cháy như tạo băng xanh hoặc băng trắng xen kẽ, có thể kết hợp với đường vận chuyển lâm sản; những khu có điều kiện thuận lợi có thể tạo ra hồ chứa nước làm nguồn nước chữa cháy.

Một số vùng có điều kiện thuận lợi có thể đốt trước các thảm thực bì dưới tán rừng để giảm vật liệu chữa cháy vào mùa khô (chẳng hạn như ở Lâm Đồng trước khi vào mùa khô, người ta thường xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông).

Theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên đặc biệt là trên hệ thống cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm, từ đó xác định được cấp dự báo cháy rừng để có biện pháp phòng ngừa.


Tăng cường đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng về các hạng mục phòng cháy cũng như các dụng cụ chữa cháy, qua đó nâng cao hiệu quả chữa cháy rừng.
Lực lượng kiểm lâm cùng đơn vị chủ rừng và địa phương hàng năm cần phải tổ chức diễn tập công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên trách.
Trong mùa khô cao điểm cần kiểm tra thường trực 24/24 nhằm kiểm soát chặt chẽ; giảm thiểu những nguy cơ bị cháy rừng hoặc phát hiện được địa điểm cháy kịp thời. Khi phát hiện cần nhanh chóng huy động lực lượng để tham gia chữa cháy, xử lý kịp thời.
Nguồn: https://pcccantam.com/cac-bien-phap-...chay-rung.html
Tin liên quan: https://pcccantam.com/dam-chay-magie...-bang-gi-.html