Nhu cầu nhà ở xã hội: vấn đề vẫn còn nhiều trăn trở
Nhu cầu nhà ở xã hội tăng cao bức thiết
Việt Nam là một quốc gia có mức độ đô thị hoá nhanh, ước tính mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu dân đô thị. Với tốc độ phát triển như hiện nay, dự kiến đến năm 2020, 40% dân số sẽ sinh sống tại thành phố. Đô thị hóa nhanh dẫn tới nhu cầu nhà ở tăng, giá đất tăng, tỉ lệ người thu nhập bình dân cũng tăng và có nhu cầu tìm kiếm nhà ở giá rẻ bình dân, vừa túi tiền ngày càng nhiều.
Hiện nay tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM cũng đang bùng nổ nhu cầu nhà ở xã hội, trong khi quỹ đất để triển khai lại đang ở tình trạng thiếu hụt, cung không đủ cầu.
>> Thạnh Tân Apartment
Khi nhà nước bắt tay vào cuộc
Ý thức được bài toán khó khăn về nhu cầu nhà ở xã hội, nhà nước đã triển khai một số chương trình hỗ trợ cho các nhóm đối tượng chính sách như: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, Chương trình xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt ở miền Trung, chương trình phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp, dự án phát triển nhà ở xã hội dành cho học sinh, sinh viên...

Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách tích cực để thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà ở xã hội như: miễn chi phí sử dụng đất, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp cho các chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội. Tạo mọi điều kiện để các chủ đầu tư tiếp cận với nguồn vay ưu đãi từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng và được ngân sách cấp bù khoản lãi suất để cho vay lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường.

Nhưng vẫn còn nhiều bài toán nan giải
Mặc dù Chính phủ đã cố gắng khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp nhưng lộ trình này vẫn còn gặp nhiều vướng mắc bởi một số lý do: Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, quỹ đất ngày càng hạn hẹp nên việc lựa chọn nguồn cung về quỹ đất gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong khu vực trung tâm đô thị.

Hệ thống hạ tầng vẫn chưa đủ khả năng kết nối linh hoạt giữa khu vực trung tâm và các địa phương lân cận. Cần phải có những giải pháp tích cực hơn để phát triển hạ tầng kết nối các khu vực để từ đó mở rộng phạm vi xây dựng nhà ở xã hội xa trung tâm.
>> bán chung cư thạnh tân
Bên cạnh đó, mặc dù Nhà nước đã có hỗ trợ về đầu tư công nhưng thực tế nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế. Việc bố trí ngân sách, quỹ đất chưa kịp thời cũng ảnh hưởng phần nào đến việc chậm trễ trong công tác triển khai.

Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh BĐS mặc dù được hỗ trợ từ phía nhà nước nhưng cũng chưa mặn mà trong việc đầu tư các dự án nhà ở xã hội. Một phần do mức thu nhập của người dân vẫn còn thấp và tâm lý chỉ muốn mua nhà ở giá rẻ để sở hữu, không muốn thuê nhà ở, yêu cầu về cơ sở vật chất, vị trí ngày càng tăng khiến cho việc đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội chưa đem lại lợi nhuận đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Hiện nay nhu cầu nhà ở xã hội lên đến 1 triệu đơn vị và có xu hướng ngày càng tăng, nhưng thực tế nguồn cung mới chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá lại.