Được cấp không giống sắn, có hợp đồng bao tiêu, hỗ trợ chi phí sản xuất nên gần 300 hộ dân ở huyện Đăk Tô (Kon Tum) hào hứng trồng gần 300ha sắn với nhà máy. Hơn 3 tháng sau, tất cả các hộ dân đều lâm cảnh khổ sở khi toàn bộ diện tích trồng giống sắn này đều nhiễm bệnh.

Cấp nhầm giống bệnh cho dân?

Trước tình hình cây sắn bị nhiễm bệnh chổi rồng và bệnh khảm lá, đầu vụ mùa năm 2019 UBND huyện Đắk Tô ban hành phương án số 38 về việc hỗ trợ đầu tư thâm canh giống sắn mới kháng bệnh chổi rồng, gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.


Theo đó, Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đắk Tô sẽ hỗ trợ 100% giống sắn cho tất cả những người trực tiếp trồng sắn, gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm ký kết với từng hộ dân. Các hộ nghèo và cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì UBND huyện Đắk Tô hỗ trợ thêm chi phí cày đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thiết yếu với mức 5 triệu đồng/ha.

Sau khi có số lượng đăng ký của người dân, Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô tiến hành thu mua hom giống mới KM98-5 về cấp cho dân trồng trên diện tích 281,4ha/gần 300 hộ. Những tháng đầu, giống sắn này sinh trưởng, phát triển tốt, củ nhiều và to hơn giống cũ. Nhưng đến tháng 7 vừa qua thì nông dân phát hiện lá sắn có dấu hiệu bất thường, khô héo, một số nơi cây sắn chết hàng loạt.


Chị Y Vân (thôn 4, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô), một hộ dân trồng sắn theo phương án 38 cho biết: “Mình là hộ nghèo nên được nhà máy và chính quyền hỗ trợ trồng sắn, nhưng trồng được 3 tháng thì cây bị bệnh phải nhổ hết. Ngoài 5 triệu đồng do nhà nước hỗ trợ và giống cây, mình phải vay mượn nhiều nơi để đầu tư chăm sóc, giờ không biết lấy gì trả nợ đây?”. Tag: máy thổi khí

Ba bên cùng thiệt

Ông Nguyễn Thành Thông - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đăk Tô cho biết, qua khảo sát, xác định cây sắn trong phương án 38 bị bệnh khảm lá. “Bệnh này do vi rút có trong hom giống và bọ phấn trắng gây ra, có khả năng lây lan nhanh nên rất khó phòng chống và khắc phục”, ông Thông nói.

Trước tình hình đó, UBND huyện Đăk Tô đã làm việc với Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô về việc tiêu hủy, đền bù thiệt hại cho các hộ dân có sắn bị nhiễm bệnh. Theo đó UBND huyện và nhà máy sẽ hỗ trợ chi phí công tiêu hủy sắn bệnh, riêng nhà máy sẽ đền bù thiệt hại về năng suất cho người dân.

Trao đổi thêm với phóng viên DANVIET.VN về tình hình hỗ trợ đền bù, ông Nguyễn Văn Hiệp - Phó Giám đốc Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô cho biết, nhà máy sẽ đền bù năng suất tùy theo mức độ nhiễm bệnh. Tag: máy thổi khí chất lượng cao

Cụ thể sẽ hỗ trợ 50.000 đồng/tấn đối với diện tích nhiễm bệnh dưới 10%, 250.000 đồng/tấn đối với diện tích nhiễm bệnh từ 11 – 30%, 300.000 đồng/tấn đối với diện tích nhiễm bệnh từ 31 - 50%, 350.000 đồng/ tấn đối với diện tích nhiễm bệnh từ 51 - 70% và hỗ trợ 5 triệu đồng/1 ha đối với diện tích nhiễm bệnh trên 70%.

“Đối với nhiều hộ không đảm bảo năng suất, nhà máy sẽ tiến hành kiểm tra thực tế, có mức đền bù phù hợp để người dân tái đầu tư sản xuất”, ông Hiệp nói. Tag: máy thổi khí ao tôm

Nguồn: danviet.vn/nha-nong/kon-tum-giong-san-ho-tro-bi-nhiem-benh-dan-ngheo-them-khon-don-1004335.html