Nếu bạn dùng quá nhiều đường Moving Average để trade hay thắc mắc số chu kỳ nào nên dùng cho đường MA, bạn có thể tham khảo quan điểm về cách sử dụng đường MA của một Trader từ ForexFactory.

Topic của một Trader kinh doanh ngoại hối có nickname andoseg2 đang khá nóng trên diễn đàn ForexFactory trong tuần vừa rồi và mình có đọc lướt qua một số quan điểm của anh này về cách dùng đường MA, xin giới thiệu cùng anh em để thảo luận.

Giải thích về bản chất của đường Moving Average


Nếu bạn không biết nên dùng số chu kỳ nào của đường MA như ema chu kỳ 12, 26 hay 55. Đây là câu trả lời: thứ nhất, ema chu kỳ 12 tức là giá đã đi đúng 12 phiên giao dịch của khung thời gian đó. Chẳng hạn EMA ở khung M1 nghĩa là nó tính trung bình giá đóng cửa của 12 phút. Tuy nhiên, điều chúng ta không biết là con số này lại rất gần với con số 15, tức là khung M15.



Quá bối rối với đường MA, bạn cần phải hiểu bản chất của nó​

Điều này có ý nghĩa gì, nghĩa là chính xác EMA12 thể hiện gần đúng nến M15. Tương tự như vậy nếu bạn dùng EMA có chu kỳ 26 thì nó gần đúng với nến M30, theo quy tắc làm tròn số gần nhất. Và cuối cùng là EMA chu kỳ 55, gần đúng với nến H1 (60 phút).

Bản chất của đường Moving Average thể hiện xu thế của đám đông tham gia giao dịch thị trường. Một điều nữa, bản chất của đường MA là chuyển động theo các dạng sóng và định hướng thị trường theo các con dốc (slope). Nếu bản chất của MA là như thế, bạn nên từ bỏ việc sử dụng các đường MA có chu kỳ thấp vì nó không phản ánh đúng xu hướng thị trường. Cụ thể là một con sóng hồi khi bạn dùng MA 55 để xác định sẽ chính xác hơn rất nhiều nếu bạn dùng các đường MA ở chu kỳ thấp.

Nếu vẫn chưa hiểu thì bạn có thể xem hình bên dưới sẽ giải thích rõ hơn.

Chart chứng minh Trader nên dùng Moving Average có chu kỳ lớn



Như bạn thấy trên hình, đường MA màu xanh dự đoán xu hướng tốt hơn nhiều so với đường 2 đường MA chu kỳ thấp (12 và 26). Ngay giá giá lọt qua đường MA từ trên xuống và chạm vào đường hỗ trợ màu xanh lá trên chart này, giá chính xác đã phản ứng ngay lập tức với đường SMA50 (đâm xuyên từ trên xuống là rớt mạnh ngay). Sau đó, khi giá quay lại chạm đường MA50, nó không những không thể đâm thủng mà còn quay lại đảo chiều và đi một mạch xuyên đường hỗ trợ cũ luôn (đường màu đỏ). Như vậy, đường MA có chu kỳ lớn hoạt động rất chính xác so với các đường MA chu kỳ thấp.

Có thể bạn sẽ hỏi ý nghĩa của 2 đường MA chu kỳ nhỏ còn lại là gì, thì mục đích của nó thường là giúp bạn phát hiện sớm sự đảo chiều của thị trường. Vì vậy, một khi bạn thấy các đường MA chu kỳ thấp hay chu kỳ mức trung bình cắt nhau liên tục nghĩa là các Trader ở khung thời gian thấp và vừa đang cạnh tranh nhau và chưa biết phải làm gì tiếp theo.

Loại chu kỳ nên đi liền với loại khung thời gian thị trường



Bạn đang nhìn chart tuần cặp USDJPY và có 4 nến tăng liên tục. Bây giờ, nếu bạn dùng chart tuần để tìm trend và dùng khung H4 để giao dịch thì sao? Thử theo dõi chart trên khung H4.



Khi dùng chart H4 và đi theo xu hướng chart tuần, bạn nên sử dụng MA có chu kỳ là 30. Bởi vì, 1 tuần có 5 ngày giao dịch và mỗi ngày giao dịch có 24 giờ, tương đương 6 cây nến H4. Như vậy, khi nhân lên bạn có đúng 30 cây nến H4 cho 1 tuần giao dịch. Dùng đường MA có chu kỳ 30 là chuẩn nhất. Nhìn chart ở trên, bạn thấy giá đi rất chuẩn nếu dùng MA theo chu kỳ này.

Như vậy, cứ theo cách này bạn tịnh tiến cho các khung thời gian thấp hơn để trade. Ví dụ, nếu bạn giao dịch trong ngày và sử dụng khung H1 để giao dịch thì nên dùng đường MA có chu kỳ 24 để đi theo xu hướng của chart daily v.v...

Các bạn thấy thông tin này có thú vị không? Ứng dụng thử khi trade ngay và luôn đi nhé.