Cái này tác giả người Nhật viết đã cách đây mấy năm rồi nhưng hnay Jin mới đọc, xin dịch lại chút mọi người cùng đọc. Có gì thiếu sót mong được bỏ quá. ^_^

---------------------

「山手線」
 >> Cái này phải đọc là gì nhỉ? "Yamatesen" hay "Yamanotesen" ?

Câu trả lời đúng là "yamanotesen".

Cũng không biết thế nào, nhưng nghe nói có người đọc là "Yamatesen".

Thật ra sự băn khoăn này cũng có lí do của nó.

Cách đọc đầu tiên đúng là "yamanotesen". Cách gọi tên vùng được gọi là “yamanote” này đã được dùng từ thời Edo, nghe nói là từ trước chiến tranh. Vì thế, ngay cả trong các tác phẩm văn học thời kì đầu các thời đại Edo, Meiji, Taisho, Showa cũng dùng cách gọi Yamanote là vì như vậy.

Nhật bản do bại trận trong cuộc chiến Thái Bình Dương nên trong thời gian 7 năm từ 1945 đến 1952 đã bị quân đội Mỹ chiếm đóng, nhận được chỉ thị từ GHQ ( Trụ sở Liên hợp các nước đồng minh ?) yêu cầu “ Phải viết tên các tuyến đường sắt bằng chữ Latinh (Romaji)”. Do vậy, Các công ty đường sắt đã để nguyên cách nói tắt “Yamate” được dùng trong các công ty lúc đó. Và cứ như vậy, 「山手線」 đã được viết bằng Romaji là "Yamate".

Chính vì thế mà cách gọi "YAMATE" trở thành phổ biến và “Yamanote” đã trở nên lỗi thời.

Tuy nhiên sau đó, cách gọi "Yamanotesen" lại được dùng trở lại! Cách đây (tính từ 2007 : D) khoảng 35 năm, vào ngày 7/3/ năm Chiêu Hòa thứ 46 (1971), vào ngày này, phía trên tên của các tuyến đường lộ trên toàn quốc bắt đầu được ghi thêm chữ Furigana. Lúc này, với lí do rằng cách gọi “ Yamanote densha” có lúc trước Chiến tranh và cách gọi "Yamanote" có sự tương đồng, nên người ta đã ra quyết định cách gọi chính thức sẽ là “Yamanotesen”.

Nói thêm, Nhật Bản ngày xưa lúc viết theo hàng ngang đã viết theo hướng từ phải sang trái nhỉ? Dường như cách viết từ trái sang phải cũng bắt đầu từ sau khi Nhật bị Mỹ chiếm đóng...

( Jindo lược dịch - nguồn)