Khi nền kinh tế toàn cầu đang trở nên bất ổn và không chắc chắn, mọi người trên toàn thế giới có xu hướng tin tưởng vào chuyên môn và kinh nghiệm của các chính trị gia, nhà kinh tế, ngân hàng trung ương và lãnh đạo của các tổ chức tài chính kế thừa.



Theo như trước đây thì điều này nghe có vẻ hợp lý nhưng “các chuyên gia” nói trên hết lần này đến lần khác chứng minh rằng họ không đủ khả năng xử lý nhiều tình huống phức tạp mà chúng ta gặp phải ngày nay. Điểm chung của các sự kiện diễn ra tại thời điểm này là trông chờ giá Bitcoin tăng, nhưng trước khi tôi giải thích lý do thì tôi sẽ tổng quan lại những khó khăn hiện tại đối với tiền tệ và nền kinh tế: cách đào bitcoin

Chiến tranh thương mại: Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến thương mại khốc liệt. Hoa Kỳ đã đánh thuế Trung Quốc với mức 25% đối với khoảng 250 tỷ đô các sản phẩm của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt bằng việc tăng thuế hàng tỷ đô sản phẩm của Mỹ. Đây là tất cả những gì xảy ra trong bối cảnh Mỹ gần như không tránh khỏi chiến tranh thương mại với Mexico và hiện đang đe dọa EU bằng mức thuế quan mới đối với 4 tỷ đô sản phẩm của EU. Nếu sự phân nhánh của các cuộc chiến thương mại này không nghiêm trọng thì tất cả chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng có rất nhiều điều vô nghĩa đang diễn ra trên Twitter (ví dụ ở đây và ở đây).cách đào bitcoin bằng máy tính
Suy thoái: Đường cong lợi nhuận trái phiếu của Kho bạc Hoa Kỳ chính thức đóng lại trong quý II/2019. Điều này có nghĩa là trong cả quý, các nhà đầu tư đã nhận được lợi nhuận cao hơn đối với trái phiếu ngắn hạn thay vì trái phiếu dài hạn. Như nhiều người đã giải thích, đây là chỉ số hàng đầu về suy thoái sắp xảy ra trong 50 năm qua (đã xảy ra 7 lần) và không có kết quả dương tính giả trong khoảng thời gian đó. Mặc dù vậy, Mỹ không phải là nền kinh tế duy nhất gặp khó khăn, đặc biệt là khi bạn xem xét lập luận gần đây của Raoul Pal, rằng EU đã ở trong tình trạng suy thoái nhẹ.
Sự thất bại của các ngân hàng châu Âu: Sự bất lực của ngân hàng Deutsche được ‘giật tít’ nhiều nhất trong thập kỷ qua mà đỉnh điểm là thông báo gần đây về việc cắt giảm ~ 20,000 việc làm và tái cấu trúc hoàn toàn ngân hàng. Mặc dù vậy, không chỉ có các ngân hàng đang gặp khó khăn. Những đơn vị khác như UBS, Credit Suisse, Société Générale, BBVA và Barclays dường như đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng có thể nhanh chóng biến thành hiệu ứng domino kết thúc trong một cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng.
Cục Dự trữ Liên bang bị phụ thuộc: Theo trang web của Cục Dự trữ Liên bang, “Cục Dự trữ Liên bang, giống như nhiều ngân hàng trung ương khác, là một cơ quan chính phủ độc lập nhưng cũng là cơ quan chịu trách nhiệm trước công chúng và Quốc hội. Quốc hội quy định mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang trong việc thực hiện chính sách tiền tệ là tạo ra việc làm tối đa và ổn định giá cả. Quốc hội cũng cấu trúc Cục Dự trữ Liên bang để đảm bảo các quyết định chính sách tiền tệ tập trung vào việc đạt được các mục tiêu dài hạn này và không phải chịu áp lực chính trị dẫn đến hậu quả không mong muốn”. Trong khi đó, Tổng thống Trump lại tiếp tục công khai tạo áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang về thao túng tiền tệ, đồng thời công khai phê phán tổ chức ra quyết định.
Môi trường lãi suất thấp: Trong hai cuộc suy thoái kinh tế vừa qua, các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất trung bình từ 5% trở lên như một giải pháp trước tình hình hiện hại. Với mức lãi suất 2-2.5% hiện tại ở Mỹ và lãi suất âm ở Nhật Bản và châu Âu, mỗi tổ chức sẽ có những khó khăn riêng trong khoảng thời gian này.
Mức nợ cao: Chúng ta hiện đang có mức nợ kỷ lục trên toàn thế giới, bao gồm nợ của công ty Mỹ với tỷ lệ phần trăm GDP trên 70% và Trung Quốc khoảng 150%. Số liệu này xuất hiện lần cuối tại Hoa kỳ là khi xảy ra thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu và Trung Quốc thì chưa từng chạm đến mức này trước đây. Như vậy, trong mọi bối cảnh, nợ hơn gấp 3 lần GDP trên thế giới hiện nay.
Tăng trưởng toàn cầu chậm: Ngân hàng Thế giới tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu. Họ đã cắt giảm “dự báo tăng trưởng toàn cầu 2019 xuống 2.6% từ 2.9% và cắt giảm dự báo tăng trưởng thương mại xuống 2.6% từ 3.6%. Ngân hàng Thế giới đã dự báo Hoa Kỳ sẽ giảm xuống 2.5% trong năm 2019 từ mức 2.9% trong năm 2018 và đối với Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 6.2% từ mức 6.6%”. Ngoài ra, khi Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass được hỏi về lý do đằng sau những cắt giảm này, ông đã viện dẫn do niềm tin kinh doanh giảm, tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu chậm nhất kể từ năm 2008 và các nền kinh tế mới hình thành, đang phát triển tăng trưởng chậm chạp.
Toàn cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện đang ảm đạm, với nhiều tín hiệu cho thấy một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Cho dù chúng ta có muốn hay không thì thị trường không thể đi lên và sang phải mãi mãi.

Thật không may, các nhà đầu tư không có nhiều lựa chọn trong tình huống này. Họ được yêu cầu phải tin vào chuyên môn và kinh nghiệm của các chính trị gia, nhà kinh tế, ngân hàng trung ương và các nhà lãnh đạo của các tổ chức tài chính kế thừa. Có vẻ như điều này khiến các nhà đầu tư không thoải mái cho lắm.

Sự không chắc chắn toàn cầu và khả năng bất ổn tăng đang khiến các nhà đầu tư tìm kiếm lựa chọn thay thế. Điều này đưa tôi đến với phần tranh luận về lý do tại sao Bitcoin đã sẵn sàng hưởng lợi từ tình hình hiện tại.

Bitcoin là một tài sản kỹ thuật số phi tập trung, được xây dựng theo cách ngăn chặn mọi cá nhân hoặc tổ chức thao túng các thành phần chính của tài sản (chính sách tiền tệ, bảo mật, lịch sử giao dịch…). Trên thực tế, Bitcoin là một hệ thống không thể bị thao túng bởi bất kỳ chính phủ, ngân hàng trung ương, tổ chức tài chính hoặc chính trị gia nào.

Và để khiến mọi thứ trở nên hấp dẫn hơn, các quyết định chính sách tiền tệ đã được quyết định trong ~ 120 năm tới, cùng với tính năng mà bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể kiểm toán công khai việc thực hiện kế hoạch chính sách tiền tệ này. Ngoài ra, không có gì trong hệ thống tài chính toàn cầu chắc chắn bằng cấu trúc, hoạt động và quản trị của Bitcoin.

Như chúng ta biết, các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái về sự chắc chắn đó. Đây chính xác là lý do tại sao Bitcoin ngày càng trở nên hấp dẫn hơn khi sự bất ổn và không chắc chắn toàn cầu gia tăng. Bạn có tin tôi không? Dưới đây là một vài sự thật thú vị:

Trong tháng 5, Hoa Kỳ đã tích cực đẩy mạnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, cùng với việc đe dọa Mexico, Châu Âu, Iran,… bằng các cuộc chiến thương mại. Nhiều vấn đề được nêu trong các gạch đầu dòng ở trên cũng đang trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian đó.
Giá Bitcoin cao hơn 55% trong tháng 5, nhưng thú vị hơn, tài sản có mối tương quan nghịch với S&P 500 (-0,9%) và vàng (-0,8%). Điều đó có nghĩa là khi cổ phiếu và vàng trở nên kém hấp dẫn, Bitcoin đã trở nên hấp dẫn hơn.
Rõ ràng, một tháng dữ liệu là không đủ để làm căn cứ cho cuộc tranh luận hấp dẫn, nhưng cần có để theo dõi xu hướng này khi chúng ta ‘thừa thắng xông lên’. Hiện cơ hội tốt đã đến, chúng ta đang ở đỉnh điểm của sự thay đổi lớn trong nền kinh tế toàn cầu – sự chuyển dịch từ tin tưởng vào con người sang một trong những thuật toán và máy móc đáng tin cậy.

Sự thay đổi này đã xảy ra ở nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy, trước sau gì thì nó cũng xảy ra trong nền kinh tế. Chúng tôi tin tưởng các thuật toán hơn con người để đưa ra hướng dẫn, khuyến nghị âm nhạc hoặc kết quả tìm kiếm, nhưng vì lý do nào đó chúng tôi vẫn tiếp tục tin rằng con người tốt hơn máy móc trong việc tổng hợp dữ liệu tài chính và kinh tế để đưa ra quyết định về các vấn đề kinh tế rất phức tạp.

Rõ ràng, điều này sẽ thay đổi trong tương lai gần và tôi cá rằng nó sẽ xảy ra sớm hơn. Trong khi con người đang vật lộn để tìm ra cách thao túng tiền tệ và nền kinh tế để duy trì thị trường tăng giá, Bitcoin vẫn tiếp tục sản xuất block sau khi block hoàn toàn không bị bất kỳ lực lượng bên ngoài nào điều khiển.

Villeroy de Galhau, thành viên của Hội đồng quản trị tại Ngân hàng Trung ương châu Âu, gần đây cho biết:

“Ưu tiên [ECB] để giảm sự không chắc chắn và ở đây chúng tôi sẽ làm nhiệm vụ của mình với tư cách là chủ ngân hàng trung ương, nhưng chính sách tiền tệ không phải là ‘thuốc chữa bách bệnh’. Chính sách tiền tệ không có cây đũa thần, nó không thể làm nên điều kỳ diệu. Và còn tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo chính trị để giảm bớt những điều không chắc chắn đôi khi tự tạo ra này”.

Trước hết, tôi không cảm thấy thật thoải mái khi dựa vào sự thiên vị, tham lam, sợ hãi và cảm xúc chung của các chính trị gia và chủ ngân hàng trung ương. Các máy móc thông minh hơn, kỷ luật hơn và ra quyết định tốt hơn, vì vậy chúng ta càng sớm thừa nhận thì chúng ta sẽ càng có lợi.