Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 60
  1. #21
    VanBaby Guest
    Hiểu lơ tơ mơ lắm..nhưng đến cái giải thích trên thì hiểu thêm rồi..mà không biết đến lúc dịch bài khác giống mẫu thế có nhớ không hay lại quên và dịch sai nữa!!

    Vậy sửa lại câu đó là :

    グリスマー父子は、メスのみの単性 ではないかと考えた。
    Cha con ông Grismer đã nghi ngờ rằng loại sinh sản đơn tính chỉ có con thắn lằn cái.->như vậy được chưa ah?

  2. #22
    VanBaby Guest
    Trích dẫn Gửi bởi hanh80
    Hiểu lơ tơ mơ lắm..nhưng đến cái giải thích trên thì hiểu thêm rồi..mà không biết đến lúc dịch bài khác giống mẫu thế có nhớ không hay lại quên và dịch sai nữa!!

    Vậy sửa lại câu đó là :

    グリスマー父子は、メスのみの単性 ではないかと考えた。
    Cha con ông Grismer đã nghi ngờ rằng loại sinh sản đơn tính chỉ có con thắn lằn cái.->như vậy được chưa ah?
    Vẫn chưa được.

    メスのみの単性種 > cụm này tự ý thêm chữ "con thằn lằn" vào nên sai. Nó là " loài sinh sản đơn tính chỉ có con cái"

    Tiếp xem 1 lần nữa xem có đạt không nhé.

  3. #23
    khanhngoc Guest
    Thì tại đang nói đến con thằn lằn nên thêm vào cho dễ hiểu mà không được sao ợh?

    グリスマー父子は、メスのみの単性 ではないかと考えた。
    Cha con ông Grismer đã nghi ngờ rằng loại sinh sản đơn tính chỉ có con cái. -> vậy cái này chắc là ok rồi nhỉ!

  4. #24
    hatrang123 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi hanh80
    Thì tại đang nói đến con thằn lằn nên thêm vào cho dễ hiểu mà không được sao ợh?

    グリスマー父子は、メスのみの単性 ではないかと考えた。
    Cha con ông Grismer đã nghi ngờ rằng loại sinh sản đơn tính chỉ có con cái. -> vậy cái này chắc là ok rồi nhỉ!
    Ok rồi nhưng hơi "cụt lủn" vì không biết cái gì là "loại sinh sản đơn tính.." câu tiếng Nhật người ta bỏ chủ ngữ đi nhưng phải hiểu và dịch ra rằng " Cha con ... nghi ngờ rằng: Đây là loài(loại) thằn lằn sinh sản đơn tính chỉ có con cái"

  5. #25
    hatrang123 Guest
    グリスマー父子は、メスのみの単性 ではないかと考えた。
    1.Cha con ông Grismer đã nghi ngờ rằng đây là loại sinh sản đơn tính chỉ có con thắn lằn cái.
    2.Cha con ông Grismer nghi ngờ rằng, đây là loài (loại) thằn lằn sinh sản đơn tính chỉ có con cái

    Câu 2 nghe suôn hơn và rõ ý hơn nhỉ?? hjhjhj vote admin ***** !

  6. #26
    Nhi Xinh Guest
    Trích dẫn Gửi bởi hanh80
    Hiểu lơ tơ mơ lắm..nhưng đến cái giải thích trên thì hiểu thêm rồi..mà không biết đến lúc dịch bài khác giống mẫu thế có nhớ không hay lại quên và dịch sai nữa!!
    Không biết hanh80 tỷ nói đùa hay thật D) nhưng nếu được giải thích rồi mà lần sau dịch lại vẫn còn sai thì cũng nên "xem lại" nhỉ.

    Cũng ko cần chạy theo số lượng. Học đến đâu thì nên chắc đến đấy, vì hầu như mọi người đều đang ôn lại chứ ko phải học cái mới.

  7. #27
    kenloong Guest
    Nói thật không nói đùa đâu.. xem lại đi xem lại nhiều rồi mà nó vẫn cứ thế đấy!

  8. #28
    kenloong Guest
    Trích dẫn Gửi bởi hanh80
    Nói thật không nói đùa đâu.. xem lại đi xem lại nhiều rồi mà nó vẫn cứ thế đấy!
    Nói thật thế ko sợ thầy kami "giận" mà ko comment nữa sao tỷ Chẳng lẽ tỷ ko muốn "tốt nghiệp", mãi làm "trò nhỏ" hí hí.

  9. #29
    minhk49it Guest
    Thì ở đâu cũng phải có trò này trò kia chứ..mình thuộc số hẩm số hiu nằm trúng ngay danh sách đen thì cũng đành ngậm ngùi chấp nhận ..nhưng dù sao thì vẫn mong có ngày tốt nghiệp để trả ơn thầy nữa chứ nhỉ.

    Ai giận ai thương cũng cám ơn hết!

  10. #30
    Suoi khoang Guest
    Ðề: Dịch bài:新種のトカゲ、ベトナムの料理店 で発見




    Dịu : Nói thật thế ko sợ thầy kami "giận" mà ko comment nữa sao tỷ Chẳng lẽ tỷ ko muốn "tốt nghiệp", mãi làm "trò nhỏ" hí hí.
    Ôi kể cả có "tốt nghiệp" rồi thì chắc cũng còn nhiều cái cần phải hỏi mà.
    @chị H : Ko biết chị đọc bài này chưa nhưng em cứ đưa lên, chị so sánh và tham khảo nhé !
    ( Bài viết của Hạo Nhiên - báo Thanhnien )

    Phát hiện loài thằn lằn tự nhân giống tại VN

    Một loài thằn lằn chưa từng được ghi nhận trong sách báo khoa học đã được phát hiện trong một nhà hàng tại Việt Nam.
    Theo cách diễn tả của người Pháp, đó là "điều ngạc nhiên trong ngày". Dưới con mắt của khoa học gia, một món ăn bình dân trong nhà hàng tại Việt Nam hóa ra lại là một loài thằn lằn chưa bao giờ được biết đến trước đây. Loài thằn lằn mới được phát hiện có tên là Leiolepis ngovantrii, tên tiếng Việt là "nhông cát trinh sản" theo lời nhà khoa học Ngô Văn Trí. Loài chỉ toàn con cái này tự nhân giống theo dạng vô tính, không cần sự có mặt của con đực, và chỉ xuất hiện tại miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một loài thằn lằn được đặt theo tên nhà khoa học Ngô Văn Trí, dù trước đây anh từng có công phát hiện hơn 16 dòng thằn lằn khác nhau.

    Khoảng 1% loài thằn lằn có thể duy trì nòi giống qua sinh sản đơn tính, có nghĩa là con cái tự động rụng trứng và nhân giống vô tính để sản sinh ra hậu duệ mang cùng đặc điểm di truyền. Nhông cát trinh sản đã được "vua thằn lằn" Ngô Văn Trí, công tác tại Phòng Công nghệ và quản lý môi trường thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, phát hiện trong một nhà hàng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhận thấy đặc điểm bất thường của loài nhông này, chuyên gia Ngô Văn Trí đã gửi những bức hình của chúng cho đồng nghiệp là nhà nghiên cứu bò sát L.Lee Grismer của Đại học La Sierra tại California (Mỹ), cùng con trai của ông này là Jesse Grismer tại Đại học Kansas. Sau khi quan sát, hai cha con ông Grismer nghi ngờ có thể đây là loài nhông cát chỉ toàn con cái, thuộc giống Leiolepis.

    Phấn khích trước suy đoán trên, hai nhà khoa học đã đáp máy bay đến TP.HCM, gọi điện thẳng cho nhà hàng nọ đặt "món độc", và sau đó chạy xe máy xuống tận nơi để rồi thất vọng. Nhà hàng này đã bán sạch sẽ món nhông cát. May mắn là những nhà hàng khác trong khu vực cũng có món này, và các học sinh địa phương cũng phụ giúp gom thêm nhiều nhông cát cho hai chuyên gia Mỹ. Sau khi tiến hành kiểm tra một lượt khoảng 70 con, hai ông Grismer xác nhận đây là loài chỉ toàn con cái.

    Các chuyên gia cho rằng loài bò sát mới được phát hiện có thể là dòng lai từ các dòng đực và cái của 2 loại thằn lằn họ hàng với nhau. Đây là hiện tượng có thể xảy ra tại những khu vực chuyển tiếp giữa 2 môi trường sống. Ví dụ, nơi sinh sống của loài nhông cát trinh sản là tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, nằm giữa vùng rừng tràm và các đụn cát trải dài theo bờ biển. "Do đó những loài thích nghi tốt với 2 môi trường sống đôi khi sẽ kết hợp với nhau và tạo ra dòng lai", National Geographic dẫn lời Grismer cha.

    Dù không phải hiếm hoi trong tự nhiên, loài nhông cát trinh sản có thể đang ở thế bất lợi. Một số chuyên gia cho rằng các dòng lai thường có khuynh hướng bị tuyệt chủng vì chúng không tạo đủ sự đa dạng về gien từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự đa dạng này giúp một loài có thể sống sót và khỏe mạnh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cũng có khả năng các dòng lai có thể khỏe mạnh hơn trong giai đoạn ngắn, như trường hợp con la.

    Hạo Nhiên

    P.S : Chẳng biết ăn ngon ko nhỉ ? Chẹp..

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 29-04-2011, 12:05 AM
  2. Trả lời: 79
    Bài viết cuối: 12-02-2011, 06:01 PM
  3. Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 09-02-2011, 02:48 AM
  4. Trả lời: 11
    Bài viết cuối: 29-01-2011, 12:51 PM
  5. Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 04-10-2010, 06:46 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •