Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    ruacon2302 Guest
    Ngày xưa nghe đến hai từ “thông ngôn” cứ thấy sợ sợ và nghĩ đến chuyện mật thám, thông ngôn. Còn ngày nay thì nghề thông ngôn coi ra có giá...

    Nghe của mình chính thức không phải là thông ngôn nhưng mà thỉnh thỏang dính đến. Chúng ta cùng trao đổi về những rắc rối trong việc này nhé. Xin nêu ra 1 vài tình huống.
    1. Khi bạn phiên dịch thì hai bên cãi nhau.
    2. Một bên yêu cầu nói dối bên kia
    3. Có một từ nào đó bạn hòan tòan không biết ý nghĩa.
    4. v.v...

    Nào chúng ta cùng đưa ra tình huống và cách giải quyết nhé.

  2. #2
    ductho2buy Guest
    Ðề: Tình huống như thế này phải giải quyết ra sao?

    thông ngôn là từ xưa rồi bây giờ ai mà xài nữa, bây giờ thường gọi là thông dịch viên hoặc đơn giản là người phiên dịch. Tuy rằng thông ngôn hay phiên dịch cũng như nhau, nhưng nó mang yếu tố thời gian, lịch sử, tính chất công việc trong đó nữa, cũng giống như bây giờ xài từ "hợp đồng" chứ đâu ai xài "khế ước" hoặc " văn tự mua bán" như hồi xưa, hoặc giờ gọi là dân tộc Nhật bản chứ đâu ai gọi dân tộc Đại Hoà, dân Việt nam chứ không phải dân An Nam, người Mỹ cho gọn chứ không gọi là Hoa Kỳ nữa....

    - khi đang dịch mà 2 bên cãi nhau: tốt nhất là không dịch hoặc dịch nhẹ ý đi vì cả 2 đều hiểu là đang cãi nhau, mạnh thằng nào nói thằng đó hiểu, nói cho hả giận rồi thôi, chứ nó chửi nhau xoèn xoẹt nhanh như vậy biết gì đâu mà dịch, mà có bảo mình dịch thì nói lại là tụi bay nói toàn tiếng "Đan Mạch" (Đ...mẹ) tao đếch biết thì lấy gì mà dịch

    - Một bên yếu cầu nói dối bên kia: cái này là chơi không fairplay rồi, cũng chẳng biết như thế nào đây, tuỳ theo trường hợp mà ứng xử cho phải. Bạn mình có lần dịch cho 1 cty Nhật bản, nó yêu cầu dịch 1 cái gì đó hơi bất lợi cho công nhân Việt nam, cu này nổi máu dân tộc lên dịch chệch đi, tụi Nhật biết được cho lên đường luôn

    - Một từ nào đó mình không biết nghĩa: nếu là từ Nhật thì chắc phải đoán nghĩa trong ngữ cảnh của câu, hoặc hỏi lại cho chắc, nhiều khi nó chơi tiếng lóng hay thuật ngữ, thành ngữ gì đó, bố ai mà hiểu được. Ngay cả người Việt, nói tiếng Việt, mà tiếng vùng này vùng nọ, tiếng địa phương nói với nhau nhiều khi còn không hiểu nữa là tiếng nước ngoài. còn nếu là từ Việt thì phải am hiểu nghĩa của từ đó thật kỹ để giải nghĩa cho họ hiểu chứ biết làm sao. chẵng hạn như từ "chợ tình Sapa", dịch vớ va vớ vẫn nó tưởng lên đó mua dâm thì bỏ cha (cái này bị rồi, chẳng hiểu mấy bác làm du lịch nhà mình học tiếng Anh như thế nào, dịch "chợ tình Sapa" là "sapa love-market", đúng về chữ nghĩa như trật về ý nghĩa, hậu quả là bọn dân tộc chẳng dám đến chợ tình nữa vì sợ bị mấy chú Tây giở trò làm bậy)

    nói chung làm phiên dịch là rất khó, phải am hiểu tiếng Việt tường tận, và tiếng nước ngoài tường tận mới vận dụng được. một ngày trên thế giới văng ra biết bao nhiêu từ mới, thuật ngữ mới, tiếng lóng mới.. chắc phải ăn dầm nằm dề ở nước đó mới dịch tốt được. Đó là nói về dịch chuyên nghiệp như các phiên dịch ở cấp chính phủ, thành phố, hoặc công ty ..., còn dịch để hiểu kiểu tourguide thì chắc cũng không đến mức độ ấy

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 26-03-2018, 07:33 PM
  2. Giáo trình tiếng anh giao tiếp cho trẻ em
    Bởi nkduy6023 trong diễn đàn Mua bán rao vặt tổng hợp
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 26-03-2018, 07:19 PM
  3. Ngành Điện lực Phú Yên chủ động ứng phó mùa mưa bão
    Bởi likeaboss trong diễn đàn ĐIỂM TIN
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 02-01-2018, 11:16 AM
  4. Đã có kịch bản giải quyết ùn tắc tại TPHCM
    Bởi tranco68 trong diễn đàn DỊCH THUẬT
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 23-12-2008, 10:20 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •