I. Lý do cải cách
Kì thi năng lực Nhật ngữ (NLNN) lần 1 được triển khai lần đầu tiên vào năm 1984 với số người dự thi khoảng 7000 người, sau đó đã mở rộng quy mô lên đến con số khoảng 524000 người dự thi vào kì thi tháng 12 năm 2007. Và trong thời gian gần đây đã nhận được một số yêu cầu, nguyện vọng liên quan đến kì thi này. Hơn thế nữa trong bản thông cáo thư năm 1996 và 2000 về vấn đề cải cách, lần lượt đã được chỉ định vấn đề cụ thể, vào năm 2001 hội nghị hợp tác điều tra nghiên cứu của bộ văn hóa cũng đã đưa ra hướng dẫn về vấn đề này. Chính vì thế, vào năm 2004 đã quyết định bắt đầu kế hoạch cải cách.

II. Kế hoạch cải chính số lần thực hiện trong một năm
Theo bản thông cáo thư năm 2007 thì thời gian triển khai kì thi theo mô hình mới là từ tháng 12 năm 2009, nhưng mà do điều kiện chuẩn bị, nên việc cải cách thành kì thi theo mô hình mới đã được dời đến năm 2010.
Hiện tại trên thế giới số người theo học Nhật Ngữ đã lên đến khoảng 3 triệu người, nguyện vọng thực hiện nhiều lần kì thi NLNN ở trong nước cũng đang tăng cao. Chính vì thế, trước khi thực hiện kì thi theo mô hình mới, thì từ năm 2009 sẽ tổ chức kì thi NLNN 2 lần một năm. Kết hợp với kì thi vào tháng 12 như từ trước đến giờ thì sẽ có thêm một kì thi NLNN vào tháng 7 năm 2009 nhưng chỉ dành cho 1kyu và 2kyu. Về nơi thực hiện thì chúng tôi đang suy nghĩ có lẽ sẽ áp dụng ở những nơi có nhu cầu cao như trong nước Nhật, Trung Quốc hoặc là một số vùng của hải ngoại.

III. Những điểm nhấn trong kế hoạch cải cách.
Gồm 4 điểm chính:

1. Hướng tới kì thi theo mô hình mới.
Bên cạnh vấn đề hoàn thành các câu hỏi, mô hình mới sẽ hướng đến việc đánh giá năng lực giao tiếp của thí sinh, đánh giá tri thức ngôn ngữ căn bản. Qua đó hướng tới một kì thi phản ánh được khả năng sử dụng ngôn ngữ của người học.

2. Cải cách các trình độ.
Hiện tại cho đến bây giờ, qua việc những người cho dù đã đạt 3 kyu cũng khó lòng đạt đến 2 kyu, và việc những người có nguyện vọng có một kì thi trình độ cao hơn 1 kyu một chút, nguyện vọng cải cách kì thi cũng chính đáng hơn. Hơn nữa, do điều kiện phát triển của của việc giáo dục Nhật Ngữ và hiện trạng xã hội, đã nhìn thấy được sự đa dạng hóa của người dự thi hoàn toàn khác với kì thi NLNN thưở ban đầu. Chính vì thế để thích ứng với sự đa dạng hóa của người dự thi kì thi NLNN, chúng tôi quyết định cải chính từ 4 trình độ của kì thi hiện tại sẽ thành 5 trình độ, và mỗi trình độ cũng sẽ có thay đổi.
Theo như các kì thi từ trước đến giờ thì trình độ là từ cao đến thấp 1 kyu - 2 kyu - 3 kyu - 4 kyu thì trong kì thi mới này sẽ thành N1- N2 - N3 - N4 -N5. "N" là chữ cái đầu tiên của "NIHONGO" (Nhật Ngữ) và "NEW" (mới).

N1: Trình độ cũng tương đương như trình độ 1 kyu hiện giờ nhưng sẽ mở rộng phạm vi để có thể đánh giá năng lực Nhật Ngữ của thí sinh
N2: Trình độ cũng tương đương như trình độ 2 kyu hiện giờ
N3: Trình độ cỡ khoảng 2 kyu và 3 kyu hiện thời
N4: Trình độ cũng tương đương như trình độ 3 kyu hiện giờ
N5: Trình độ cũng tương đương như trình độ 4 kyu hiện giờ

Tất cả các trình độ từ N1 đến N5 cũng sẽ gồm (Hán tự, từ vựng, văn phạm, đọc hiểu) và nghe hiểu. Kì thi vẫn đáp và thi viết văn Sakubun thì tuy đáng tiếc nhưng trong cuộc cải cách lần này sẽ không thể thực hiện.

Khái quát sơ qua về các trình độ trong kì thi mới:
N1:
a. Đọc: Hướng tới những người hội thoại bằng tiếng Nhật. Có thể lý giải một cách trừu tượng các đoạn văn được thành lập theo tính logic như các mẫu tin tức trong các tờ báo, các bài luận văn. Hơn thế nữa có thể mở rộng vấn đề, hiểu sâu hơn về nội dung câu chuyện.
b. Nghe: Nắm bắt được điểm chính, mối quan hệ các nhân vật trong câu chuyện diễn ra với các tình huống đời thường được thuật lại với tốc độ tự nhiên.


N2:
a. Đọc: Có thể đọc, lý giải được các đơn thư được viết một cách dễ đọc. Nếu sử dụng từ điển có thể đọc được các vấn đề chuyên môn. Đọc các sách hoặc báo về các vấn đề phổ biến, có thể lý giải hình thành khái niệm trong đầu theo nội dung của cuộc hội thoại.
b. Nghe: Nghe các tin tức hoặc các đoạn hội thoại với tốc độ tự nhiên, được diễn ra trong các hoàn cảnh đời thường, từ đó lý giải được nội dung, mối quan hệ của các nhân vật, nắm bắt được trọng điểm.

N3:
a. Đọc: Có thể đọc lí giải được các câu văn với số lượng từ và kanji giới hạn. Hơn nữa có thể nắm bắt được các thông tin qua việc đọc các mẫu báo được đưa ra. Từ những câu văn hay gặp trong đời thường, có thể nắm bắt được các thông tin chủ yếu sau một khoảng thời gian sử dụng từ điển.
b. Nghe: Thêm vào những hoàn cảnh trong đời thường, dù là những tình huống ít gặp đi chăng nữa cũng có thể nghe và lý giải một cách khái quát được nội dung, các mối quan hệ của các nhân vật trong câu chuyện.

N4:
a. Đọc: Có thể đọc lý giải những câu văn với nội dung quen thuộc, thường gặp.
b. Nghe: Nghe những đoạn hội thoại thường ngày với tốc độ chậm rãi, nếu nghe được thì có thể lý giải diễn biến câu chuyện.

N5:
a. Đọc: Có thể đọc và viết những câu văn bằng Hiragana và những chữ kanji đơn giản
b. Nghe: Nghe những bài hội thoại thông thường từ những câu văn đơn giản, nói một cách chậm rãi dành cho người, nếu có thể nghe được thì có thể nắm bắt một cách đầy đủ nội dung.

3. Trong kì thi mới này, về thông tin "Nếu đỗ ...kyu thì có thể làm được gì đó" thì đây là kì thi để đánh giá năng lực chính bản thân người dự thi, có làm được điều đó hay không. Thông qua việc đưa ra những ví dụ cụ thể về trình độ của từng cấp, có lẽ sẽ có ích cho người dự thi hiện tại nắm bắt được trình độ của mình, từ đó xây dựng mục tiêu hướng tới. Dù là hướng tới việc làm hoặc là để học cao hơn thì việc chỉ ra những hình ảnh cụ thể cho biết người đó có thể làm được việc đó ở một mức độ nào.

4. Cân bằng điểm số.
Khi ra đề thì, cho dù xem xét quan tâm đến các vấn đề như thế nào đi nữa thì việc cân nhắc độ khó dễ trong đề ở mỗi năm là một việc rất khó khăn. Hiện tại nếu tổ chức 1 năm 2 lần thì việc đánh giá, so sánh kết quả các kì thì là một việc vô cùng cần thiết. Nếu làm như thế thì người dự thi dù là thi ở lúc nào cũng sẽ không có việc mất đi lợi thế. Đây cũng có thể nói là phương pháp cân bằng điểm số, cùng một thực lực nhưng dù thi ờ kì thi nào cũng sẽ đạt được một số điểm như nhau. Cân bằng điểm số là phương pháp được thực hành ở các kì thi ngôn ngữ trên thế giới. Kì thi NLNN mới cũng sẽ áp dụng theo phương pháp này.

5. Bảo mật các đề thi
Các đề thi của các kì thi NLNN từ trước đến giờ vào năm ngoái đã được xuất bản thành tuyển tập các đề thi. Nhưng mà từ kì thi theo mô hình mới này thì tất cả các đề thi sẽ được bảo mật. Việc này chính là để giữ mức tiêu chuẩn cho ki thi. Các kì thi như TOEFL
hoặc ở các nước khác cũng đang áp dụng phương pháp này. Đây chính là một bước tiến quan trọng để tổ chức kì thi theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. (Vậy là khỏi có màn luyện đề )

IV. Đóng góp ý kiến
Từ đây cho đến khi kì thi theo mô hình mới được tổ chức vào tháng 7 năm 2010 thì mọi ý kiến, thắc mắc xin hãy gửi về theo địa chỉ dưới đây.
Những điều đã viết trong bản cáo thư này sẽ còn có khả năng chỉnh sửa lại phù hợp với tình hình thực tế. Mong các bạn hiểu cho.

日本語能力試験 改善に関する検討会 事務局
メールアドレス: jlpt@jpf.go.jp
ウェブサイト : 日本語能力試験 (JLPT)

nguồn:http://www.japanest.com/forum/ngon-ngu/15793-ki-thi-nang-luc-nhat-ngu-moi.html