Do đặc thù công việc nên anh Hồng thường đưa con đến phòng hát karaoke. Ông bố trẻ không ngờ thói quen này đã vô tình khiến con bị giảm thính lực vĩnh viễn.


Anh Nguyễn Văn Hồng (Đại Thanh, Hà Nội) là quản lý một nhà hàng Karaoke. Do đặc thù công việc, anh thường xuyên đưa con ra nhà hàng cùng mình. Những lúc vắng khác, hai bố con thường cùng một vài người bạn vào phòng hát để giải trí.

Mọi việc sẽ chẳng có gì đáng nói cho tới một ngày, anh Hồng phát hiện con có biểu hiện lạ về thính giác. "Giọng cháu lúc nào cũng oang lên. Cháu leo lên cầu thang cũng nói rất to còn bố mẹ nói nhỏ nhỏ là cháu có dấu hiệu không trả lời. Thậm chí, xem điện thoại bé cũng mở to hết cỡ” - anh Hồng chia sẻ. Tag: thi cong bar

Đưa con đi đo thính lực tại Bệnh viện An Việt, vợ chồng anh Hồng ngỡ ngàng khi bác sĩ cho biết bé bị giảm thính lực do ô nhiễm tiếng ồn, mà cụ thể là do thường xuyên được bố cho vào phòng hát karaoke.

Chia sẻ trên Infonet, PGS TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết, thói quen cho con đi ra quán hát karaoke với bố mẹ có thể khiến trẻ bị giảm thính lực vĩnh viễn.

Giải thích thêm về điều này, PGS An cho biết, việc hát qua micro sẽ được khuếch đại lên trên nền nhạc, tạo ra mức độ tiếng ồn lên tới 95 đề xi ben. Và việc trải qua 2 tiếng trong phòng karaoke sẽ làm thính lực bị giảm tới 8 đề - xi- ben, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe sau này.

Khi tiếp xúc với những âm thanh của quán hát, cường độ âm thanh đã lên tới 115 đề-xi-ben. Trong khi đó mức độ chịu đựng của tai chỉ là 80 đề-xi-ben. Điều này hoàn toàn gây hại tới tế bào lông tai trong, thậm chí làm cho tế bào lông bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính giác. Tag: mẫu phòng bar

Để bảo vệ thính lực cho trẻ, các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu trẻ chỉ cần có một trong những biểu hiện như: Không phản ứng với tiếng động lớn đột ngột; không xoay đầu theo hướng giọng nói của người thân; không làm theo hoặc không hiểu các hướng dẫn của cha mẹ; khó khăn trong phát triển ngôn ngữ; nói to hoặc không sử dụng kỹ năng ngôn ngữ thích hợp theo tuổi… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra mức độ nghe.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể thử phản ứng nghe của trẻ ngay từ khi trẻ mới được 5 tháng tuổi bằng cách gọi hoặc gây tiếng động xem trẻ có biết quay đầu về hướng phát ra tiếng động hay không. Thông thường, trẻ 5 tháng tuổi đã có thể biết quay đầu về phía có tiếng động. Nếu nghi ngờ trẻ bị điếc (nhất là trong gia đình có nhiều người bị câm điếc), cha mẹ nên cho trẻ đi khám thính giác ở chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm. Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đo điếc thích hợp và hiện đại để phát hiện chứng nghe kém ở trẻ em. Tag: mau phong bar

Nguồn: doisongvietnam.vn/ham-hat-karaoke-ong-bo-tre-ngo-ngang-khi-con-bi-giam-thinh-luc-vinh-vien-48521-9.html

View more random threads: