Sâm Ngọc Linh đang được xem là quốc bảo; là cây trồng mũi nhọn giúp đồng bào miền núi thay đổi đời sống. Ngành chức năng của tỉnh thời gian qua đã nghiên cứu, xây dựng các quy trình kỹ thuật nhân giống, canh tác nhằm tạo điều kiện để người dân phát triển, mở rộng vùng trồng sâm.


Để bảo tồn và tạo ra nguồn giống phong phú, mở rộng diện tích trồng sâm trong nhân dân, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho chiến lược phát triển công nghiệp sâm của Quảng Nam, lãnh đạo tỉnh trong nhiều cuộc làm việc với huyện Nam Trà My và ngành chức năng đều yêu cầu các cấp chính quyền, ngành liên quan cần phải vào cuộc quyết liệt đưa ra hệ thống cơ chế pháp lý để bảo vệ nghiêm ngặt vùng sâm gốc. Ngoài ra, cần tiếp tục thu hút doanh nghiệp vào trồng sâm nguyên liệu trên diện tích đã được quy hoạch; cùng với đó tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học trong việc nhân giống, canh tác, qua đó tuyên truyền, triển khai áp dụng rộng rãi trong nhân dân. Tag: nuôi tôm sú thâm canh

Theo Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam, hiện nay công tác bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh đang được chú trọng. Thời gian qua, đơn vị đã tham mưu ngành nông nghiệp ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Cụ thể, về thời vụ, thiết kế vườn và chuẩn bị đất trồng, với tiểu khí hậu vùng Ngọc Linh, có thể trồng sâm quanh năm (trừ các tháng mùa mưa chính) nhưng do phụ thuộc vào điều kiện cây giống đủ tiêu chuẩn nên vụ trồng phổ biến từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm khi cây giống đạt 1 năm tuổi. Ngoài ra, có thể trồng từ tháng 3 đến tháng 5 với cây giống lưu vườn hơn một năm tuổi. Không trồng vào những ngày nắng gắt hay mưa lớn. Thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu hạn chế tối đa những tác động bất lợi đến môi trường rừng, để vừa bảo vệ rừng, vừa tạo môi trường sống thích hợp cho sâm trồng. Tag: bệnh trên tôm sú

Sâm có thể sinh trưởng, phát triển tốt khi mọc sát gốc các cây gỗ, cây tái sinh. Vì vậy, trong thiết kế vườn và chuẩn bị đất trồng sâm, ngành nông nghiệp khuyến cáo tuyệt đối không được tác động đến cây gỗ và cây tái sinh. Lựa chọn vùng đất trồng dưới tán rừng tự nhiên ở đai cao từ 1.500m trở lên, còn giữ kết cấu rừng tự nhiên và có độ che phủ rừng từ 70% trở lên, giàu mùn, đủ ẩm. Phát dọn dây leo, bụi rậm, không được tác động làm ảnh hưởng đến cây gỗ và các cây tái sinh. Đối với phần đỉnh dốc và băng chừa, giữ nguyên hiện trạng, nghiêm cấm mọi tác động. Chuẩn bị đất và trồng sâm: trên các luống trồng đã được phát dọn dây leo, bụi rậm, giữ nguyên hiện trạng mặt đất (không đánh rãnh lên luống; không thu dọn đá lẫn, gốc cây và thân gỗ chết…; chỉ thu gom thân lá dây leo, cây bụi vừa phát dọn để ủ phân hữu cơ). Đào hố trồng theo chiều nghiêng tự nhiên của khu vực trồng, theo quy cách và thẳng hàng để tiện trong việc theo dõi, chăm sóc sau này... Tag: bệnh thường gặp trên tôm sú

Nguồn: 2lua.vn/article/nen-trong-sam-ngoc-linh-trong-khoang-thoi-gian-tu-thang-7-9-va-thang-3-5-hang-nam-5c0b4775425cc576322cf25e.html