Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 18
  1. #1
    www.chungcuhanoivic.com Guest
    Xin mở topic bàn về bài thơ nổi tiếng của Basho:

    古池や蛙飛びこむ水の音

    Có lẽ ai học ngành Nhật hay quan tâm đến văn học Nhật thì cũng biết hay nghe giáo viên nhắc đến bài này.

    Mười năm trước khi học giờ Văn học Nhật Bản và nghe thầy giáo (Thầy Nhật Chiêu)dịch ra tiếng Việt là :

    "Ao cũ
    Con ếch nhảy vào
    vang tiếng nước xao"

    Cùng với những lời giảng đại khái là "nó chứa cốt cách Nhật Bản" " nó mang tính chất thiền tông" "biểu hiện lòng yêu thiên nhiên" "toát lên cái hồn Nhật Bản"... Khi đó nghe xong nhưng vẫn không hiểu vì sao.

    Vài năm sau khi qua Nhật được một vài giáo sư người Nhật giảng lại tuy có chi tiết hơn cũng bài ca giống như trên và lại ôm luôn 1 nỗi nghi vấn là "tại sao?"

    Lý do để phải ôm câu hỏi như trên là vì dù là văn học đi nữa thì cũng cần có 1 sự giải thích hợp lý, rõ ràng. Tuy thế hầu như không có ai có 1 câu trả lời rõ ràng cả.


    Tạm thời xin dừng ở đây. Và trên diễn đàn này ai quan tâm đến văn học Nhật hay quan tâm đến bài thơi này xin cho ý kiến rồi sẽ cùng thảo luận tiếp nhé

  2. #2
    ruacon2302 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi kamikaze
    Xin mở topic bàn về bài thơ nổi tiếng của Basho:

    古池や蛙飛びこむ水の音

    Có lẽ ai học ngành Nhật hay quan tâm đến văn học Nhật thì cũng biết hay nghe giáo viên nhắc đến bài này.

    Mười năm trước khi học giờ Văn học Nhật Bản và nghe thầy giáo (Thầy Nhật Chiêu)dịch ra tiếng Việt là :

    "Ao cũ
    Con ếch nhảy vào
    vang tiếng nước xao"

    Cùng với những lời giảng đại khái là "nó chứa cốt cách Nhật Bản" " nó mang tính chất thiền tông" "biểu hiện lòng yêu thiên nhiên" "toát lên cái hồn Nhật Bản"... Khi đó nghe xong nhưng vẫn không hiểu vì sao.

    Vài năm sau khi qua Nhật được một vài giáo sư người Nhật giảng lại tuy có chi tiết hơn cũng bài ca giống như trên và lại ôm luôn 1 nỗi nghi vấn là "tại sao?"

    Lý do để phải ôm câu hỏi như trên là vì dù là văn học đi nữa thì cũng cần có 1 sự giải thích hợp lý, rõ ràng. Tuy thế hầu như không có ai có 1 câu trả lời rõ ràng cả.


    Tạm thời xin dừng ở đây. Và trên diễn đàn này ai quan tâm đến văn học Nhật hay quan tâm đến bài thơi này xin cho ý kiến rồi sẽ cùng thảo luận tiếp nhé
    Ngẫm đi ngẫm lại và đọc trên gôgle thì em cũng có vài nhận xét như sau:
    1. Đọc mấy câu thơ này lên, thì cảm giác đầu tiên giống như đang đứng trong 1 ko gian rất tĩnh lặng, rất lắng đọng. Cảnh vật rất cô tịch, lắng đọng theo tiếng ếch nhảy, tiếng nước. → Đây chính là cái tĩnh lặng mang tính thiền tông, và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Hòa cùng thiên nhiên thì mới có thể cảm nhận được 1 ko gian như thế này.

    2. Nói như 1 ai đó em search trên mạng như thế này.
    「古池」は芭蕉の自然観も反映して る。定着的な農耕社会である日本で 、先祖代々がその自然とともに生き 、やがて自然に帰っていき、自分自 もまたその道をたどる。それゆえ自 と自分を一体化し、自然の心を彼の 心として生きる感情が「古池や」だ でなく、すべての創造活動の根本に れている。芭蕉は春夏秋冬の四季の 微妙な変化に敏感であり、自然の移 いへの細かい観察が行った。それは 古池や蛙飛び込む水の音」といった 自然への鋭敏な感覚を育み、それを にさまざまな芸術や生活習慣が生ま ている。
    Cách cảm này e thấy khá hợp lý, chính cái tình yêu thiên nhiên này nó là cái tâm hồn của nhiều người Nhât ư?

  3. #3
    ducc2 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi kamikaze
    Mười năm trước ............

    "Ao cũ
    Con ếch nhảy vào
    vang tiếng nước xao"

    Vài năm sau ............

    Tạm thời xin dừng ở đây. Và trên diễn đàn này ai quan tâm đến văn học Nhật hay quan tâm đến bài thơi này xin cho ý kiến rồi sẽ cùng thảo luận tiếp nhé
    Bài này có kỉ niệm gì với bác à mà sao bác nhớ "zai" thế ah ?
    Cảm nhận về văn thơ em dốt ghê gớm lắm...nhưng được cái cũng thích đứng ngoài tò mò 1 chút

  4. #4
    ducc2 Guest
    Không có kỷ niệm gì cả mà thường cái gì nghi vấn thi vẫn nhớ, vẫn suy nghĩ và tìm hiểu thôi.

  5. #5
    ceoquangcao Guest
    Vậy là :




    Bây giờ....................
    @kami đang thử xem "não" mình có bị lão hóa tí gì chưa nhỉ ??

  6. #6
    suadiennuoc1011 Guest
    Có một chi tiết thú vị mà hầu như không thấy ai nhắc đến khi giảng về bài thơi này. Đó là về xuất xứ. Bài này không phải do Basho sáng tảc ra mà là do một học trò của ông sáng tác trong khi tập làm thơi Haiku. Tuy thế sau khi viết ra thì cảm thấy bài thơ không có hồn và quyết định bỏ đi. Basho hỏi học trò rằng "có chắc chắn bỏ đi hay không?" và khi được học trò đáp là "chắc chắn". Ông đã chỉnh lại vài chữ trong bài. Và kết quả là nó đã trở thành một trong những tuyệt tác của ông.

  7. #7
    nguyentheu Guest
    Xin bàn tiếp về cách dịch của bài thơ này:

    Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu : dịch là

    Ao cũ
    Con ếch nhảy vào
    Vang tiếng nước xao

    Nhớ lại hồi được chính thầy Nhật chiêu giảng thì thấy nói rắng chữ 飛び込む nên cần phải dịch là "nhảy vào" để diễn tả động tác của con ếch.

    Và Giáo sư Vĩnh Sính thì diễn giải và dịch như sau




    uru-ike ya
    kawazu tobikomu
    mizu no oto
    Diễn giải



    Trong ao xưa
    con nhái nhảy vào
    tiếng nước khua
    Dịch:



    Ao xưa bóng rũ trưa hè,
    Nhái khua nước động, bốn bề tịch liêu!
    (Xin xem thêm tại:
    http://www.erct.com/2-ThoVan/VinhSinh/BaSho.htm)

    Không cần phải nói. Bản dịch của giảo sư Vĩnh Sính rất hay. Vừa chuyển qua thơ Việt vừa giữ được cái hồn của bản gốc.

    Và đặc biệt là Giáo sư Vĩnh sính còn liên tưởng đến bài thơ của Lưu Trọng Lư khi đọc bài thơ trên đây của Basho.




    Qua bài thơ trên, nhằm nói lên khung cảnh yên lắng, tĩnh mịch quanh một cái ao xưa — chắc hẳn ở vườn sau một ngôi cổ tự vào một buổi trưa Hè, Bashô đã không dài dòng, dùng thanh âm (“nhái khua nước động ”) để gợi lên cảnh yên tĩnh. Mặc dầu nhà thơ không giải thích, người đọc có thể cảm nhận ngay quan hệ biện chứng giữa tĩnh và động trong bài thơ. Sau khi đọc xong, phản ứng tức thời là ta sẽ tự hỏi: “Ô kìa! Cảnh sắc tứ bề sao yên tĩnh quá, yên tĩnh đến nỗi có thể nghe tiếng nước khua khi chỉ một chú nhái con nhảy xuống ao!” Tiếng nước khua ở đây cũng như hồi chuông chiêu mộ, hay một câu công án tối nghĩa ai đó đọc lên để đánh thức ngộ tính của con người.

    Xin mở dấu ngoặc để nói thêm rằng qua ‘tiếng nước khua’ trong bài này, ta không khỏi liên tưởng đến ‘tiếng gà trưa’ trong bài “Nắng mới” của nhà thơ Lưu Trọng Lư:

    Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
    Xao xác gà trưa gáy não nùng...

    Đối với những ai đã sống ở miền đồng quê, tiếng gà trưa của Lưu Trọng Lư chắc hẳn đã làm sống lại biết bao kỷ niệm thời niên thiếu — dĩ vãng của những ngày tháng êm đềm trong một khung cảnh rất đỗi nên thơ. Nếu không câu nệ hình thức mà chỉ nói về nội dung, hai câu thơ trên của nhà thơ họ Lưu có thể nói là một bài haiku toàn bích. Trong ý nghĩa đó, hai câu kế tiếp, tuy rất hay, nhưng chỉ có giá trị bổ túc hay giải thích:

    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
    Chập chờn sống lại những ngày không...
    Ở điểm này có lẽ Vĩnh Sính cũng đồng quan điểm với nhiều người khác ở chỗ bài thơ gợi lên sự yên tĩnh, nhấn mạnh tâm hồn yêu thiên nhiên của người Nhật.

    (còn tiếp)

  8. #8
    hoptran Guest
    Quay lại xuất xứ của bài thơ này 1 chút xíu.
    Như đã đề cập ở trên, bài này do đệ tử của Basho làm với nội dung như sau:
    やまぶきや 蛙飛び込む 水の音
    Tuy thế sau tác giả của nó lại cảm thấy nội dung quá “sáo rỗng” “rập khuôn”. (Lý do là vì đây là một cặp từ mang tính truyền thống trong văn học Nhật Bản . Điều này tương tự với các bài thơ Đường ở Việt Nam thường bị bó buộc vào một công thức vô hình nào đó).

    Sau khi đệ tử quyết định bỏ bài thơ này thì Basho đã thay đổi Yamabuki thành ra Furuike.

    (còn tiếp)

    山吹 tiếng Việt là cây gì nhỉ?


    Theo trang này thì là hoa "lệ đường"

  9. #9
    hoptran Guest
    Để hiểu vấn đề sâu hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Haiku.
    Nói vắn tắt thì Haiku được cho là thể thơ bắt nguồn từ Haikai. Và Haikai là thơ chủ yếu lấy đề tài chuyên về cuộc sống trần tục để ngầm phản đối Waka trong “Cổ Kim Đông Tây” thiên về lấy chủ đề ca ngợi cái đẹp, và cao sang, xa với cuộc sống trần tục.

    Ví dụ bài Haikai với nội dung như sau :




    佐保姫の 春立ちながら 尿をして
    . . 霞の衣 裾は濡れけり
    Tạm dịch là “ Tiên nữ đứng tiểu và bị ướt váy”.

    Ở đây hình tượng tiên nữ đã bị bắt “đứng” …(tư thế của phái nam)và kết quả là “ướt váy”.
    Và kết quả là hình ảnh cao sang “tiên” đã bị kéo về thế giới trần tục.

    Việc Basho chuyển Yamabuki qua furuike cũng là có dụng ý tương tự.
    (còn tiếp)

  10. #10
    shop_adam Guest
    Trích dẫn Gửi bởi kamikaze
    Để hiểu vấn đề sâu hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Haiku.
    Nói vắn tắt thì Haiku được cho là thể thơ bắt nguồn từ Haikai. Và Haikai là thơ chủ yếu lấy đề tài chuyên về cuộc sống trần tục để ngầm phản đối Waka trong “Cổ Kim Đông Tây” thiên về lấy chủ đề ca ngợi cái đẹp, và cao sang, xa với cuộc sống trần tục.

    Ví dụ bài Haikai với nội dung như sau :

    佐保姫の 春立ちながら 尿をして
    . . 霞の衣 裾は濡れけり

    Tạm dịch là “ Tiên nữ đứng tiểu và bị ướt váy”.

    Ở đây hình tượng tiên nữ đã bị bắt “đứng” …(tư thế của phái nam)và kết quả là “ướt váy”.
    Và kết quả là hình ảnh cao sang “tiên” đã bị kéo về thế giới trần tục.

    Tương tự như thế việc Basho chuyển Yamabuki qua furuike cũng là có dụng ý tương tự.
    (còn tiếp)
    Hôm trước học văn học NB, thầy kêu lên phân tích bài này. Thầy có hỏi em câu đầu tiên "Furuikeya" thầy Nhật Chiêu dịch vậy có đúng không? Chuẩn không? [Hết hồn luôn] Rồi đưa ra một số bản dịch khác đối chiếu. Chẳng hạn có bản dùng từ "Ao hoang". (Thầy em k biết tiếng Nhật. Cũng khá bất ngờ vì cứ nghĩ các thầy cô nghiên cứu chuyên sâu văn học NB đều biết tiếng Nhật). Vào đây đọc bài anh Kami viết thì thấy một vài cái chưa được nghe nói tới, dù thầy nói rất nhiều về bài thơ này. Có lẽ vì hạn chế phần tiếng Nhật nên thầy chưa phân tích kĩ lưỡng câu chữ như vậy.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •