Ra đời cùng với nghi lễ, uống trà, cắm hoa, uống rượu Sakê thời Murômi Chi (1933-1573) là một trong những nét đặc trưng nhất của văn hóa Nhật Bản.
Ơở Nhật Bản có ba trường phái uống Sakê: Trường phái quý tộc thì xem ai sành nếm rượu, trường phái võ sĩ chú ý làm đúng nghi lễ, trường phá thương nhân nhằm bày tỏ lòng hiếu khách Sakê có độ cồn 22o vào loại cao so các loại rượu trên thế giới.

Rượu Sakê thường được đun nóng đựng trong vò hoặc lọ bằng gốm. Sakê thường được uống trong khi giải trí như ngắm trăng, xem tuyết, ngắm hoa Anh đào....

Nếm Sakê là một nghệ thuật tinh tế. Xưa kia thường có tục thi nếm Sakê để biết rượu ở đâu làm... Ngày nay, những người sành rượu có thể đánh giá được chất lượng của Sakê. Họ rót rượu vào một cái chén bằng sứ trắng ở đó có vẽ hai vòng tròn xanh thẫm lồng nhau tượng trưng cho mắt rắn. Đánh giá rượu Sakê theo ba bước: nhìn để đánh giá độ trong, màu sắc, ngửi đánh giá hương vị và nếm. Ngôn ngữ Nhật Bản có 20 tính từ đánh giá độ trong và màu sắc rượu, 80 từ đánh giá về hương, và có hơn 70 từ đánh giá về chất lượng Sakê khi nếm. Loại rượu Sakê quý nhất là Ghiugiô, có hương vị thơm thoảng như táo, chuối, dứa. Trước đây Ghiugiô sản xuất ít thường được sử dụng trong những đợt thi nếm. Ngày nay do cạnh tranh với bia, Whisky, rượu vang, Ghiugiô được sản xuất nhiều hơn. Hương vị đặc biệt, rượu Sakê đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, trong khu vực là một biểu tượng của đời sống văn hóa tương đối cầu kỳ nhưng tinh tế của người Nhật.

(sưu tầm)