Nhật Bản có rất nhiều đồ chơi truyền thống cho trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại tất bật, trẻ em ngày nay không có nhiều thời gian để chơi như trước đây. Mặc dù vậy một số trò chơi truyền thống vẫn được phổ biến và chủ yếu xuất hiện vào những ngày Tết.

Đầu tiên là trò Menko xuất hịên vào những năm 1700, bọn trẻ thường quăng những tấm bìa cứng hình tròn hay hình tam giác xuống đất và cố gắng lật tấm bìa của đốI thủ bằng cách quăng tấm bìa của mình lên phía trên. Những tấm bìa này thường được trangtrí bằng những tấm hình của những người anh hùng trong truyện tranh, những cầu thủ bóng rổ nổi tiếng, diễn viên…Trò này thường được các cậu bé trai ưa thích.


Các cậu bé trai Nhật Bản cũng thích chơi trò con quay và thả diều. Koma – hay còn gọi là bông vụ, được đánh cho quay bằng tay hay bằng một sợi dây, du nhập từ Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm. Người chơi sử dụng một sợi dây để đánh bông vụ bằng gỗ hay bằng sắt (gọi là Bei – goma) trong một vòng tròn, làm mọi cách để đánh bông vụ của đối thủ ra khỏi vòng tròn. Qua nhiều năm, nhiều loại bông vụ khác nhau được làm tại Nhật như bông vụ tạo âm thanh hay bông vụ có thể xoay nhanh hơn.


Một trò chơi truyền thống nữa là thả diều (tako), trò chơi này được các cậu con trai khắp Nhật Bản yêu thích. Thả diều cũng du nhập từ Trung Quốc từ thời Heian (794 – 1185) và phổ biến rộng rãi suốt thờI kỳ Edo. Những con diều có nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông hay lục giác và được trang trí bằng những hình ảnh và hoa văn truyền thống. Một loại diều phổ biến trong các gia đình buôn bán ngày xưa là diều yakkodako. Những con diều này này được làm tương tự như hình người với đôi tay dang rộng và tư thế đứng ngộ nghĩnh. Thả diều là trò tiêu khiển chính thời đó. Mọi người thả những con diều khổng lồ, có con diều có kích cỡ hơn cả trăm mét vuông (khoảng 1090 feet). Đấu diều – trò mà người chơi có gắng làm đứt diều đối thủ- cũng rất phổ biến.


Các cô gái Nhật cũng có những trò chơi truyền thống của mình. Một trò chơi phổ biến từ rất lâu là hanetsuki (giống với trò cầu lông nhưng không có lưới ngăn), ra đời cách đây hơn 500 năm. Quả cầu lông được làm từ một loại hạt giống gắn lông vũ, chiếc vợt – hagotia- làm bằng gỗ hình chữa nhật vớI những hình ảnh trang trí hay chạm khắc các cô gái mặc áo kimono, những nghệ sỹ kabuki…., trong khi bọn trẻ con thích chơi hanetsuki, thì ngườI lớn lại thích sưu tập những chiếc vợt với mục đích trang trí.


Người Nhật cũng thích chơi bài karuta. Karuta cũng tương tự như bài Tây, nhưng thay vì ghi số và biểu tượng, chúng lại là những hình ảnh, từ ngữ và cả những bài thơ nhỏ. Có 12 lá bài trong mỗi bộ bài Karuta. Một kiều chơi phổ biến của trẻ em là iroha karuta, người đóng vai trò “người đọc” có một bộ bài viết những tục ngữ, trong khi những người chơi còn lại tụ tập xung quanh những quân bài được đặt với chữ cái đầu hay một vài từ trong câu tục ngữ và hình ảnh vế chúng. Khi người đọc đọc một câu tục ngữ, người chơi phải cố gắng tìm ra lá bài phù hợp với câu tục ngữ. Người nào tìm thấy lá bài trước sẽ thắng và giữ lấy lá bài. Cúôi cùng, người nào nhiều bài nhất sẽ thắng. Iroka Karuma đã có từ thời Edo và những lời ghi trên lá bài là những câu tục ngữ thường bắt nguồn từ cuộc sống hàng ngày.


Theo người Nhật, những ngày đầu năm mới sẽ không trọn vẹn nếu không có trò furu warai. Người chơi bị bịt mắt và trước mặt họ là tấm hình một gương mặt không có mắt, mũi, miệng dưới sàn. Mục đích của trò chơi này là đặy những miếng giấy cắt hình chữ nhật có hình đôi mắt, mũi, miệng vào vị trí trên khuôn mặt. Trò chơi này phổ biến vào cuối thời kỳ Edo (1603 – 1868) và được người Nhật xem như trò chơi vào đầu năm mới trong suốt thời đạI Taisho (1912 – 1926), nhưng mãi đến năm 1960, mọi người, nhất là trẻ em, mới chơi trò chơi này tại nhà. Ban đầu, chỉ có một khuôn mặt được sử dụng trong trò chơi này đó là khuôn mặt tròn, vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng trải qua nhiều năm và tương ứng với thời gian, họ đã tạo ra những khuôn mặr khác như: diễn viên nổi tiếng, những nhân vật trong truyện tranh, …


Cách chơi trò chơi fuku warai:

Đầu tiên, người chơi sẽ trải một tờ giấy lớn có hình khuôn mặt. Sau đó, một người bị bịt mắt bằng khăn tay sẽ cố gắng đặt những míêng giấy có hình đôi mắt, miệng và mũi vào đúng vị trí trong khi những người chơi khác nói những chỉ dẫn như: “Cao hơn một chút nữa”, “sang trái”, …
Sau khi người bị bịt mắt đã đặt xong những mẩu giấy và mở khăn bịt mắt để có thể nhìn thấy “công trình” của mình.
Lúc nào cũng vậy, khuôn mặt kỳ dị làm những người chơi không thể không phá lên cười.

Kết luận:

Nhìn chung, những trò chơi truyền thống của Nhật của giống những trò chơi của nước ta các bạn nhỉ? Mọi người có ý kiến gì hay hơn thì gửi lên nhé. File Attached là những tấm hình - mình không rành về việc đưa file ảnh vào nên mọi người coi tạm nhé.