Cuộc sống của người Nhật Bản đã hoàn toàn hiện đại hóa nhưng ở dân tộc này vẫn còn lưu giữ nhiều những ngày tết mang đậm sắc thái mê tín. Trong số những ngày tết như vậy có thể kể đến “Tết đánh qủy” (hay đuổi qủy).



Tết này thường được tổ chức vào các thời điểm lập Xuân, lập Hạ, lập Dông, lập Thu, tức vào các thời kỳ chuyển đổi giữa các mùa. Các nghi thức của tết này ra dùng một số nghi lễ đế xua đuổi ma qủy. Mục đích là cầu cho năm đó ngũ cốc thịnh vượng được mùa, gia đình bình yên, đuổi tà trừ quỷ, tránh bệnh tật tai ương. Nghi thức được cử hành tại đàn tế Thần và miếu, mỗi năm cứ đến ngày đó mọi người lại đến miễu, đàn. Trước tiên, người ta hóa trang bôi vẽ cho một người nào đó thành hình qủy nhảy múa lung tung một hồi, sau đó trong một tiếng hô “phúc đến qủy đi”, người ta bày ra những thức gọi ra “phúc dậu” để chế ngự ma quỷ. Ở các gia đình người ta rán qua một miếng đậu to, rồi bày lên nơi trang trọng cúng tế rồi vừa hô to “phúc đến quỷ đi”, vừa hô vừa vứt các mảnh của miếng đậu rán ra khắp mọi góc nhà. Sau khi vãi đâu ra các góc, người ta còn phải ăn một lượng đậu tương đương với lượng đậu đã tung ra. Làm nghi lễ này thần dân Nhật Bản tin rằng đã xua đuổi được ma, quỷ và đón phúc lành vào nhà.


Nguồn Ucchau.net