Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Kagome_kagome

  1. #1
    lien_hanhtinhxanh Guest
    “Kagome Kagome, hỡi chú chim trong lồng. Khi nào thì chú sẽ thoát khỏi lồng giam?”
    Kagome Kagome là tên một trò chơi truyền thống ở Nhật theo kiểu “bịt mắt” vẫn thường xuất hiện trên thế giới. Trong Kagome Kagome, một người sẽ được chọn để làm “Oni” và ngồi vào giữa vòng tròn quay xung quanh là những người chơi còn lại. Những người chơi khác sẽ nắm tay và hát lên bài hát Kagome Kagome truyền thống của trò chơi:

    "Kagome Kagome Kago no naka no Tori wa. Itsu Itsu deyaru? Yoake no ban ni. Tsuru to Kame ga subetta.Ushiro no shoumen dare?”

    Tạm dịch: “Kagome Kagome, hỡi chú chim trong lồng.
    Khi nào thì chú sẽ thoát khỏi lồng giam?
    Vào buổi bình minh và lúc tối trời.
    Cả sếu và rùa đều trượt ngã.
    Ai sẽ là người đứng ngay sau chú?”

    Luật chơi:
    Trò chơi cần khoảng 7 người chơi. Trong đó 1 người sẽ được chọn làm quỷ (Oni). Oni sẽ bị bịt mắt. Bạn được chọn làm quỷ sẽ đứng vào giữa vòng tròn và tất cả vỗ tay, hát bài hát Kagome Kagome ở trên. Sau khi bài hát kết thúc thì Oni sẽ chỉ ra tên người đang đứng sau bạn ấy. Nếu lời đoán đó đúng thì bạn đó sẽ bị thay thế vị trí của Oni.

    Nhưng nếu đoán sai thì bài hát Kagome Kagome lại được tiếp tục.

    Hình ảnh từ trò chơi này được sử dụng khá nhiều trong các manga-anime có liên quan. Không chỉ thể, cái tên Kagome còn gợi nhiều liên tưởng tới tên nhân vật chính trong một bộ truyện vô cùng nổi tiếng của Rumiko mà ắt hẳn không dân nghiền truyện nào không biết. “InuYasha” với câu chuyện về anh chàng nửa người nửa yêu cùng cô nữ sinh trung học đã chiến đấu và vượt qua bao nhiêu cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm để dành viên ngọc tứ hồn với mục đích thanh tẩy nó.

    Trong InuYasha, Kagome sinh ra trong một gia đình có truyền thống trông coi đền cổ ở Nhật. Trong tín ngưỡng về tôn giáo cổ của Nhật, từ “Kagome” có nghĩa gần giống với một cái khiên bảo vệ khiến người đọc có cảm giác Kagome là cô gái được xây dựng với cá tính của một nữ anh hùng có thể bảo vệ được các nhân vật khác trước sự xâm lấn của cái ác đối với Ngọc tứ hồn. Lấy cảm hứng từ tên của một trò chơi dân gian Nhật, phải chăng tác giả Rumiko muốn tạo ấn tượng bí ẩn về khả năng siêu nhiên của nhân vật và cảm giác rằng cái tên ấy như một lời bùa chú hay một nghi thức cổ nào đó của Nhật Bản.
    (sưu tầm)

  2. #2
    suadiennuoc1011 Guest
    Ðề: Kagome_kagome

    Hay nhỉ! Bài viết rất bổ ích.
    Lúc đọc tựa đề mình tưởng la bài viết nói về nước rau quả v trái cây Kagome chứ
    Nào giờ chỉ biết nước Kagome, còn trò chơi Kagome thì chưa thử bao giờ.
    Trò này kể ra cũng hơi giống với 'ai là nhạc trưởng' của mình nhỉ.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •