Thời kịch Takarazuka (宝塚歌劇団 Takarazuka Kagekidan) là một thể loại nhạc kịch của Nhật Bản. Ở thể loại này, những nữ nghệ sĩ đảm nhiệm toàn bộ các vai diễn, cả vai nữ lẫn vai nam.

Ảnh hưởng từ nhạc kịch tân thời của Broadway, phần lớn những vở Thời kịch Takarazuka diễn theo lối diễn và cốt truyện của phương Tây, thỉnh thoảng họ cũng sử dụng những cốt truyện lấy từ Shoujo-manga hay những truyện dân gian Trung Quốc, Nhật Bản. Khán giả chủ yếu của thể loại này là nữ giới.


Tiêu biểu có những vở như:

"Bóng ma trong nhà hát"


Bác sĩ quái dị Black Jack"


hay "Hoa hồng Véc-xây"



Lịch sử ra đời của thời kịch Takarazuka


Thời kịch Takarazuka bắt đầu có khởi điểm vào năm 1913 ở Takarazuka, quận Hyogo, Nhật Bản, bởi Ichizo Kobayashi, nhà tư bản công nghiệp và chính trị gia kiêm chủ tịch của công ty hoả sa Hankyu Railways.



Thành phố Takarazuka vốn nổi tiếng thu hút khách du lịch bởi nó có suối nước nóng và là điểm dừng cuối của hệ thống đường ray Hankyu từ Osaka, còn Kobayashi thì muốn quảng cáo thêm cho công ty tàu hoả, tăng lượng vé bán ra và phát triển thêm sự nghiệp kinh doanh tại đây nên không ngừng tìm kiếm ý tưởng mới.



Trước đây ở Nhật Bản có một thể loại nhạc kịch truyền thống tên là Kabuki, khởi đầu năm 1603 - 1629, thể loại này được các nữ nghệ sĩ biểu diễn, nhưng tới cuối năm 1629 thì chuyển thành nhạc kịch của nam, và phụ nữ bị cấm trên sàn diễn vì dư luận cho rằng "vai đàn ông do đàn bà diễn sẽ làm giảm giám trị của đấng mày râu".( hay chứ )




Vở thời kịch đầu tiên được ra mắt công chúng vào năm 1914. Khoảng 10 năm sau, thể loại này trở nên nỏi tiếng, đã có đủ vốn để mua nhà hát riêng đặt tên là Dai Gekijo (nghĩa là Nhà Hát Lớn) tại Takarazuka. Trung bình Thời kịch Takarazuka trình diễn cho hơn 2,5 triệu khán giả. Takarazuka Theater ở Tokyo là một trong các nơi trình diễn lớn.



Trở về với phương cách Kabuki nguyên thuỷ, các nữ nghệ sĩ đảm nhiệm vai nam được gọi là otokoyaku và các nữ nghệ sĩ đảm nhiệm vai nữ được gọi là musumeyaku. Trước khi trở thành thành viên chính thức của đoàn hát, các nữ nghệ sĩ trẻ phải được huấn luyện trước 2 năm tại trường Takarazuka Music School - một trong những trường nổi tiếng với đầu vào khắc nghiệt nhất, cả ngàn thí sinh thi tuyển vào mỗi năm, trường chỉ chọn ra 40- 50 học viên để đào tạo. Tại đó, họ được học nhạc lý, khiêu vũ, diễn xuất... và bằng cấp có giá trị trong 7 năm.


>>Otokoyaku


>>Musumeyaku


Trong năm đầu tiên, mọi học viên được đào tạo giống nhau, nhưng bước sang năm thứ hai, họ được tách ra đào tạo riêng thành hai lớp otokoyaku và musumeyaku. Những học viên vào lớp otokoyaku sẽ phải tập luyện để chuyển sang nói chuyện hẳn bằng giọng nam, mặc trang phục nam và cắt tóc ngắn.




Trang phục được thiết kế lấp lánh và lộng lẫy, có khi hơi quá đà một chút, đỉnh cao là màn cuối các show diễn, những trang phục loè loẹt có gắn lông vũ phía sau như trên các sàn diễn lớn ở Paris hay Las Vegas sẽ xuất hiện.



Có 5 đoàn hát chính: Hana, Tsuki, Yuki, Hoshi, and Sora (Hoa, Trăng, Tuyết, Sao và Thiên Hà), và Senka (những thành viên ưu tú) - một tập hợp các nữ nghệ sĩ không còn thuộc đoàn hát mà vẫn còn trong sự nghiệp ca hát thuộc lĩnh vực thời kịch. Hoa và Trăng là hai đoàn hát có mặt sớm nhất (1921). Tuyết khởi nghiệp năm 1924. Sao thành lập năm 1931, tan rã năm 1939, và tái hợp năm 1948. Đoàn hát mới nhất là Cosmos, thành lập năm 1998.



Kịch Takarazuka phục vụ tầng lớp phụ nữ yêu chuộng tự do, khao khát thoát khỏi lề thói xưa cũ, nam quyền, đàn áp và hà khắc của xã hội Nhật Bản. Nó tượng trưng cho một cuộc cách mạng đòi bình quyền cho nữ giới, thể hiện ước muốn bình đẳng của phụ nữ trong vai trò và địa vị xã hội, phá bỏ ranh giới về giới tính, sánh ngang với cánh đàn ông. Hay nói khác, các khán giả nữ cũng tìm lại được tự tôn của mình khi xem Takarazuka - nơi mà nữ giới diễn trọn các vai của nam giới.




Nhưng cũng nói thêm là các nữ nghệ sĩ hoàn toàn có thể trở thành "những người vợ hiền và những bà mẹ đảm đang" khi rời sân khấu. Các nữ nghệ sĩ qua tuổi 30 hay có gia đình vẫn tiếp tục theo đuổi được sự nghiệp của mình



Ngoài ra Takarazuka cũng có giai đoạn mà các chàng trai vào cuộc, diễn vở diễn chỉ toàn là đàn ông. Nhưng giai đoạn này cũng chóng vánh lụi tàn sau Thế chiến thứ II và người ta ít khi nhắc đến.

(sưu tầm)