Cung điện của Nhật Hoàng nằm ở trung tâm Tokyo, trên khu vực Cung điện Edo được xây dựng từ thời Edo (1603-1868). Thời này Chính phủ do các tướng lĩnh quân đội lập nên. Chỉ trong hai ngày 2/1 và ngày sinh của Nhật Hoàng (hiện tại là ngày 23/12 là mọi người có thể vào thăm cung điện để bày tỏ lời chúc tụng đến Nhật Hoàng. Những ngày khác trong năm, không ai được phép đến thăm nơi ở của Nhật Hoàng. Cung điện này là một khu vực lịch sử của đất nước hoa anh đào.
Tuy nhiên, khách thập phương đều có thể đến thăm khu vườn ngoài trời của cung điện (Kokyo Gaien), khu vườn phía đông (Higashi Gyoen), và công viên Kitanomaru. Ngày nay, những công viên này là những nơi nghỉ ngơi, giải trí của người dân và khách đến thăm Tokyo.

Ieyasu Tokugawa là vị Tướng quân đầu tiên trong thời các Tướng quân của dòng họ Tokugawa tính từ năm 1603, đã bắt đầu xây dựng lại tòa lâu đài Edo như là một biểu tượng chính trị và kinh tế cho nước Nhật thời đó. Qua các thời trị vì của các Tướng quân, cho đến năm 1710, tức thời của Tướng quân Ienobu, tòa lâu đài là ngôi lâu đài được bao quanh bởi hai lớp hào nước, với diện tích dài khoảng 5 km tính từ hướng đông sang tây, và 3.9 km tính từ hướng nam sang bắc. Cho đến ngày nay, những lớp hào nước và các bức tường đá vẫn được giữ nguyên, nhưng một số cổng và chùa nhỏ bên trong lâu đài đã được phục chế lại.
Khu vườn phía đông là nơi đã có những văn phòng trung ương và nơi ở của Tướng quân thời đó. Mặc dù những tòa nhà này đã bị phá hủy vào năm 1657, nhưng những dấu tích của chúng vẫn còn được giữ lại. Ngôi vườn ngoài trời nằm ở phía đông nam cung điện rất rộng, và hướng về phía cung điện. Bạn có thể thấy ngôi chùa nhỏ Fushimi, là một tháp canh của tòa lâu đài thời đó, qua một cây cầu đá có hai vòm. Công viên Kitanomaru nằm ở phía bắc, nơi có Nihon Budokan (sân biểu diễn võ thuật, hiện đang được sử dụng cho các sự kiện văn hóa và thể thao), và Viện bảo tàng Quốc gia về nghệ thuật hiện đại và Viện bảo tàng Khoa học. Nơi đây cũng nổi tiếng vì có những cây hoa anh đào nở hoa tuyệt đẹp vào mùa xuân.
(Nguồn http://www.vysa.jp)