Mỗi chúng ta hiện tại đang sống với nhịp sống của thế kỉ XXI, nông nghiệp phát triển, công nghiệp phát triển, công nghệ cũng phát triển, hay nói cách khác mọi thứ đều phát triển không ngừng. Và tồn tại song song với sự phát triển, đi lên không ngừng đó chính là vấn đề về môi trường. Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng và có thể nói là trên quy mô cả thế giới.


>> Xem thêm: Tình hình ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Mỗi năm, ô nhiễm không khí làm chết sớm hơn 3 triệu người. Gần như nó đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng con người nhất là tại các nước đang phát triển. Theo WHO công bố, Việt Nam là một trong những nước có mức độ ô nhiễm tương đối nặng nề.

Ô nhiễm không khí gây nên bởi 2 yếu tố tự nhiên và yếu tố con người

- Ô nhiễm môi trường do yếu tố tự nhiên: Được gây nên bởi các tác động xấu từ thiên nhiên như bão, núi lửa, cháy rừng,.. Đây là yếu tố khá khách quan và rất khó để ngăn chặn.

- Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam do yếu tố con người.

- Sự phát triển từ ngành công nghiệp: Là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất về vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam.


- Khói bụi từ các nhà máy lớn, các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ hay khí đốt. Trong quá trình hoạt động xử lý chất thải không tốt từ các nhà máy. Là cơ sở hình thành nên các chất độc hại đến sức khỏe con người như CO2, SO2, NO2 hay các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Điều này đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người trong các khu vực đó.

- Ô nhiễm không khí do giao thông: Quá trình đốt nhiên liệu, động cơ tạo ra vô vàn các chất khí độc hại làm ảnh hưởng tới không khí. Khói bụi từ các phương tiện giao thông ngày càng trở nên ồ ạt hơn.

- Do rác thải từ sinh hoạt hàng ngày: Trong quá trình sinh hoạt, việc đun nấu các nhiên liệu vô hình dung cũng tạo ra các chất độc hại tới sức khỏe con người.

Tác hại của ô nhiễm môi trường

Đối với hệ sinh thái

Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.

Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.

Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.

Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.

Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.


Đối với sức khỏe con người

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.

>> Xem thêm: Ô nhiễm đất là gì?

Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

- Với tình hình ô nhiễm không khí nước ta ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Mỗi chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhất để lấy lại bầu không khí trong sạch nhất cho con người bằng các hành động cụ thể như trồng cây xanh, sử dụng các thiết bị tiết kiệm chi phí, nhiên vật liệu nhất.

- Bên cạnh đó, về phía nhà nước rất cần đến các chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố, xây dựng thêm các nhà máy xử lý chất thải.



- Về phía doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ mới, đẩy nhanh hiệu suất làm việc cũng như hạn chế tới mức thấp nhất khói bụi, rác thải gây ra.

- Thay đổi thói quen, sử dụng các thiết bị, vật dụng gia đình đúng cách

- Sử dụng các vật dụng, thiết bị gia đình tiết kiệm chi phí điện năng.