Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    tranvulachongcorp3 Guest
    Nhật Bản : Robot làm nhân viên khách sạn

    Từ 28/2 đến 2/3 tại khách sạn Kintetsu Universal City, hai loại robot đang được thử nghiệm để trở thành "nhân viên". Đó là robot porter chuyên xách hành lý cho khách và robot cleaner chuyên hỗ trợ việc vận chuyển các thiết bị vệ sinh trong khách sạn.

    Hai loại robot này do hãng Panasonic sản xuất, có chiều cao 125 và 130cm, bề ngang 60 và 75cm, nặng 60kg, có thể đi với tốc độ 6km/h. Khách đặt hành lý lên rồi nhấn nút, robot sẽ nói "đã nhận hành lý, xin mời quý khách!". Khi khách bước đi, robot sẽ theo sau, nhờ vào bộ cảm ứng siêu âm.

  2. #2
    maykhaclaser2013 Guest
    Ðề: Nhật Bản : Robot làm nhân viên khách sạn




    Trích dẫn Gửi bởi monowar2008
    Từ 28/2 đến 2/3 tại khách sạn Kintetsu Universal City, hai loại robot đang được thử nghiệm để trở thành "nhân viên". Đó là robot porter chuyên xách hành lý cho khách và robot cleaner chuyên hỗ trợ việc vận chuyển các thiết bị vệ sinh trong khách sạn.

    Hai loại robot này do hãng Panasonic sản xuất, có chiều cao 125 và 130cm, bề ngang 60 và 75cm, nặng 60kg, có thể đi với tốc độ 6km/h. Khách đặt hành lý lên rồi nhấn nút, robot sẽ nói "đã nhận hành lý, xin mời quý khách!". Khi khách bước đi, robot sẽ theo sau, nhờ vào bộ cảm ứng siêu âm.
    Nếu cứ đà này mà phát triển tốt thì e rằng.......con người sẽ bị loại và thất nghiệp tràn lan quá hichic :novì robot được điều khiển sai khiến theo ý của người chủ và con người thì không)

  3. #3
    Guest


    Tại phòng thí nghiệm của một trường đại học ở ngoại ô Tokyo, các sinh viên đang lắp ráp một khuôn mặt rôbôt bằng cao su có thể bắt chước sáu biểu hiện cơ bản của con người, đó là: tức giận, hoảng sợ, buồn rầu, sung sướng, ngạc nhiên và chán ghét. Được kết nối vào một cơ sở dữ liệu bao gồm các cụm từ, rôbôt mang tên Kansei có thể phản ứng trước thuật ngữ “War” (chiến tranh) bằng điệu bộ run lẩy bẩy biểu lộ sự căm phẫn và khiếp sợ. Khi nghe đến thuật ngữ “Love” (Yêu) thì cặp môi màu hồng của nó nở nụ cười.

    Sự hiện diện của rôbôt hiện nay đã được coi là điều hiển nhiên trong các nhà máy của Nhật Bản, chúng được coi trọng đến mức đôi khi được chào đón ở ngày làm việc đầu tiên với những nghi lễ của đạo Shinto. Rôbôt còn có thể làm món ăn sushi hay trồng lúa. Ngoài ra còn có các rôbôt làm các công việc của nhân viên tiếp tân, hút bụi ở các hành lang nơi công sở, chăm sóc bón ăn cho người già. Chúng còn phục vụ trà nước, chào đón khách công ty và dùng để quảng cáo tại các nơi trưng bày công nghệ.


    Giờ đây các công ty mới khởi sự của Nhật Bản đang đổ xô vào lĩnh vực chế tạo rôbôt giúp việc trong nhà. Chúng không hoàn toàn giống như người thực. Ví dụ như một chú chó rôbôt lông thú, được gắn các bộ nhạy bên dưới lưỡi và râu, được thiết kế để an ủi người cô đơn, nó có khả năng mở và nhắm mắt, và di chuyển các chi.


    Đối với Nhật Bản, cuộc cách mạng rôbôt là điều cấp bách. Với hơn 1/5 dân số có độ tuổi 65 hoặc già hơn, đất nước này đang trông mong vào rôbôt để bổ sung cho lực lượng lao động và chăm sóc người già. “Để sống giữa con người, rôbôt cần thực hiện được những nhiệm vụ xã hội phức tạp”, Nhà lãnh đạo dự án rôbôt giống người thực, Junichi Takeno, thuộc trường Đại học Meiji phát biểu. “Rôbôt cũng cần có cảm xúc khi làm việc, chúng cần phải hiểu và cuối cùng là cảm nhận được các cảm xúc đó”.


    Trong nhiều năm trước đây, Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho một số lượng lớn các nỗ lực liên quan đến nghiên cứu rôbôt, trong đó có 42 triệu USD được dành cho giai đoạn đầu của dự án rôbôt giống như người thật và 10 triệu USD một năm trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 để triển khai các công nghệ rôbôt then chốt.


    Chính phủ ước tính rằng độ lớn của ngành công nghiệp này có thể tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 2006 lên 26 tỷ USD vào năm 2010 và gần 70 tỷ USD vào năm 2025.


    Ngoài sức mạnh về tài chính và công nghệ, làn sóng rôbôt của Nhật Bản còn được ưa chuộng do quan điểm của người Nhật. Từ lâu rôbôt đã được hình dung như những người giúp việc thân thiện trong nền văn hóa phổ biến Nhật Bản, một cái gì đó rất khác biệt so với những cỗ máy bất trị và hung bạo thường thấy trong các tác phẩm hư cấu khoa học của phương Tây. Người Nhật chấp nhận rôbôt còn bởi vì sự tôn sùng bẩm sinh đạo Shinto, trong đó hầu như không phân biệt ranh giới loài vật có sự sống và loài vô tri vô giác. Đối với tâm lý người Nhật, ý tưởng về một rôbôt giống như người thật có cảm xúc không phải là điều đáng sợ, hay hăm dọa như đối với các nền văn hóa khác.


    Hiện nay Nhật Bản đang đối mặt với một thách thức to lớn đó là tạo ra một bước nhảy vọt về mặt thương mại và văn hóa, từ những đồ chơi, những rôbôt quảng cáo và thí nghiệm được thiết kế tại các phòng thí nghiệm, nay chuyển sang loại rôbôt có thể thay thế cho con người mà những người dân bình thường cũng có thể mua và sử dụng một cách an toàn.


    Cuộc cách mạng rôbôt ở Nhật Bản đã diễn ra một cách lặng lẽ từ lâu và đến nay Nhật Bản đã trở thành một cường quốc rôbôt công nghiệp. Tính vào năm 2005, có hơn 370.000 rôbôt đang làm việc tại các nhà máy trên cả nước Nhật Bản, chiếm khoảng 40% tổng số toàn cầu và đạt mức trung bình 32 rôbôt/1000 nhân công ngành chế tạo Nhật Bản, theo một báo cáo gần đây cho biết. Và chúng cũng không đòi hỏi tiền làm thêm giờ hay lĩnh lương hưu khi chúng về hưu.


    “Chi phí máy móc hiện đang có xu hướng giảm, trong khi chi phí lao động đang tăng lên”, Eimei Onaga, Giám đốc Innovation Matrix Inc., một công ty chuyên phân phối công nghệ rôbôt của Nhật Bản tại Mỹ cho biết. “Chẳng bao lâu nữa, các rôbôt thậm chí có thể thay thế nhân công có chi phí thấp tại các công ty nhỏ và đẩy mạnh đáng kể năng suất lao động”.


    Đó cũng là điều mà Chính phủ Nhật Bản đang hy vọng. Một lộ trình công nghệ quốc gia do Bộ Thương mại nước này đưa ra vào năm 2007, trong đó đặt ra mục tiêu lắp đặt 1 triệu rôbôt công nghiệp trên toàn đất nước vào năm 2025.


    Theo viễn cảnh của bản lộ trình này, một rôbôt có thể thay thế cho khoảng 10 nhân công, điều đó có nghĩa là lực lượng nhân công hàng triệu rôbôt đó có thể thay thế được khoảng 10 triệu người, tương đương 15% lực lượng lao động hiện nay của Nhật Bản.


    Ngoài ra rôbôt còn là nền tảng cơ sở của sức cạnh tranh quốc tế của Nhật Bản, theo Shunichi Uchiyama, người phụ trách chính sách công nghiệp thuộc Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết. “Chúng tôi hy vọng công nghệ rôbôt sẽ bước vào nhiều lĩnh vực hơn trong tương lai”.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •